Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
3.3.3. Nguyên nhân bảo hiểm TDXK chưa phát triển tại Việt Nam
3.3.3.1. Bảo hiểm TDXK đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.
Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất cao. Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng.
Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy. Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp cũng cần có các dịch vụ gia tăng như cập nhập thông tin doanh nghiệp theo các nhóm hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia…
Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn gặp những trở ngại.Cụ thể là thiếu thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung. Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ. Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ độ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch. Thiếu hệ thống các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả. Hiểu biết và kỹ năng chuyên môn về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn yếu kém.
Những nguyên nhân trên khiến cho không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp phải trở ngại trong việc khai thác thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam.
3.3.3.2. Nhận thức kém của DNXK trong buôn bán quốc tế.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức được hết những rủi ro trong giao dịch quốc tế, các hợp đồng xuất khẩu lớn vẫn chủ yếu sử dụng L/C như là biện pháp đảm bảo an toàn cho việc thanh toán bởi đã có một ngân hàng đứng ra thanh toán thay cho người nhập khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có thói quen tìm hiểu thông tin về nhà nhập khẩu hay đánh giá rủi ro có thể gặp phải trong xuất khẩu, tức là khả năng quản lý tín dụng còn yếu kém, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức được thế nào là rủi ro tín dụng nên không quan tâm tới bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ thường không có đủ thời gian và nhân sự để thực hiện công việc quản lý tín dụng một cách chuyên nghiệp, nên không thể xác định và đánh giá những vấn đề phức tạp. Khi đàm phán xuất hàng, các doanh nghiệp còn lúng túng không biết sẽ gặp bất trắc gì.
Cái khó của doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài chính đảm bảo. Thêm vào đó, kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu dùng còn ít ỏi, lộ trình và đối tác nhập khẩu của doanh nghiệp còn ít, lại hoạt động theo tư duy có gì xuất nấy, không có khả năng tính toán rủi ro và chi phí phát sinh.
Theo nhận định của một số chuyên gia, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong nước chưa phát triển là do áp lực chi phí, những cản trở khách quan về giá nguyên liệu đầu vào hay chêch lệch tỷ giá và thói quen kinh doanh, giao dịch dưới hình thức “mua CIF, bán FOB”. Các hợp đồng ngoại trương được ký kết giữa công ty Việt Nam với công ty nước ngoài hiện nay, hầu hết điều kiện về giá cả của hợp đồng nhập khẩu là CIF còn đối với các hợp đồng xuất khẩu là FOB. Có tình trạng này là do các chủ hàng nội địa của chúng ta đã quen với tập quán
bán FOB tại Việt Nam dẫn tới người mua hàng ở nước ngoài được “mua tận gốc”, có quyền chỉ định tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là “bán tận ngọn” và giành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở và cả phí bảo hiểm.
Ngoài nhận biết về rủi ro pháp lý quốc tế còn hạn chế, nhiều nhà xuất khẩu trong nước thậm chí còn không có khái niệm bảo hiểm xuất khẩu là một loại chi phí nên không đưa chi phí bảo hiểm vào giá thành. Họ lo ngại việc đưa phí bảo hiểm vào giá thành sẽ làm tăng giá bán, mất đi khách hàng. Do đó, doanh nghiệp thường ngần ngại khi tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bởi tham gia mà phí bảo hiểm lại không tín vào giá bán thì lợi nhuận của họ sẽ bị giảm đi.
3.3.3.3. Áp lực về chi phí.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm mang lại rất ít lợi nhuận, thậm chí không có lợi nhuận vì mục đích của loại hình bảo hiểm này là khuyến khích xuất khẩu, tỷ lệ được bảo hiểm cao và tỷ lệ phí bảo hiểm thấp.Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng là lĩnh vực bảo hiểm cho các rủi ro có yếu tố nước ngoài vì thế độ rủi ro rất cao.Trong ngành bảo hiểm, rủi ro không đồng thuận với chi phí. Do đó, muốn triển khai tốt loại hình dịch vụ này cần có một nguồn vốn lớn. Nếu không có sự hỗ trợ về vốn từ Ngân sách Nhà nước thì công ty bảo hiểm cũng không có khả năng thực hiện. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cấp Nhà nước (thiếu sự tham gia trực tiếp của Chính phủ), các công ty bảo hiểm trong nước chưa thực sự là các tập đoàn đủ mạnh về tài chính thì vấn đề vốn để thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn đang là một vấn đề nan giải. Các công ty bảo hiểm cũng là các
doanh nghiệp, họ tham gia kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận. Vì thế, một khi phải bỏ chi phí cao mà hiệu quả mang lại thấp thì rõ ràng là điều không hấp dẫn.
Xét trên góc độ tương hỗ, đã có một số quỹ tương hỗ ra đời nhằm bảo vệ tài chính cho các hội viên trước các rủi ro tín dụng xuất khẩu. Song các quỹ này hoạt động theo tiêu chí phi lợi nhuận, nguồn cung lấy từ khoản đóng góp của các hội viên, điều này có nghĩa là chỉ có thể mở rộng quỹ theo chiều sâu (tái đầu tư từ một phần lợi nhuận). Những quỹ này rõ ràng chỉ hoạt động theo hướng ngành, khó có thể hoàn thiện hết các yêu cầu, đòi hỏi của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
3.3.3.4. Hệ thống chính sách và thông tin chưa kiện toàn.
Có thể nói, việc thiếu thông tin, văn bản pháp luật chưa đồng bộ, sổ sách của nhiều doanh nghiệp thiếu minh bạch cũng là rào cản khiến các công ty bảo hiểm ngại triển khai dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Để các công ty bảo hiểm tích cực tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhà nước cùng với hệ thống chính sách phải cho họ thấy được những ưu đãi khi tham gia thị trường mới đầy thách thức này.Tuy nhiên, hiện các chính sách ưu đãi còn rất hạn chế, mới chỉ có hại nghị định liên quan đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, và những nghị định này cũng chỉ quy định khái quát.
Đặc biệt, việc bảo hiểm tỷ giá hối đoái thông qua các ngân hàng thương mại rất khó thực hiện bởi chính các ngân hàng này cũng phụ thuộc vào việc định tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước. Tính năng động của các ngân hàng thương mại bị hạn chế và phụ thuộc và Ngân hàng Nhà nước, trong khi Ngân hàng Nhà nước chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của mình.
Ngoài ra, hệ thống thông tin của Việt Nam, nhất là thông tin tài chính còn rất hạn chế.Việc kiểm toán các tập đoàn lớn là vấn đề còn bỏ ngỏ, trong khi các
công ty nhỏ khó có thể vẽ lên được bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính kinh tế quốc gia.Việc thiếu thông tin này khiến các công ty bảo hiểm khó xác định cầu trong ngành bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ đó gặp nhiều khó khăn trong phân tích tài chính.
Qua phân tích những hạn chế còn tồn tại ở trên, có thể nói, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình hình thành và phát triển một mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta sẽ trở nên vô cùng hứa hẹn trong tương lai nếu như có những chính sách và giải pháp phát triển phù hợp, đúng đắn. Những nhận định, phân tích các hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại ở chương 3 này sẽ là cơ sở và nền tảng để từ đó luận văn xây dựng những giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới được trình bày ở chương 4 dưới đây.
Chƣơng 4 : Giải pháp phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới.
4.1. Định hƣớng triển khai và phát triển thị trƣờng BHTDXK tại Việt Nam.
4.1.1. Mục tiêu.
Thứ nhất, thành lập các tổ chức, đơn vị cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Bước đầu cần thành lập một tổ chức mới chuyên cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do nhà nước quản lý bao gồm các bộ, ngành có liên quan trực tiếp nghiên cứu, nhanh chóng hoàn thành và triển khai đề án thành lập Công ty Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu độc lập chuyên hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp đảm bảo tài chính và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất khẩu thông qua một số dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo từng nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia…
Đồng thời, cũng cần phát triển nghiệp vụ bảo hiểm của các DNBH trong nước tạo cơ sở nền tảng cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển.
Thứ hai, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải thể hiện được vai trò là một giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu của những ngành hàng có nhiều rủi ro hoặc xuất khẩu vào những thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là các rủi ro chính trị gây ra.
Để đạt được mục tiêu này, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trước hết phải đạt được hiệu quả trong việc cung cấp bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, định hướng các ngành hàng, dịch vụ xuất khẩu. Đồng thời, thông qua việc đánh giá rủi ro thương mại,
rủi ro chính trị để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp cũng như giảm bớt rủi ro gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước phát sinh từ bảo lãnh của Chính phủ cho nhập khẩu.
Thứ ba, từng bước tăng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đối
với loại hình bảo hiểm này.Từ đó, tăng tỷ trọng sử dụng sản phẩm bảo hiểm tín
dụng trong xuất khẩu, tiến tới đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thành một hình thức phổ biến.
4.1.2. Định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm TDXK Nhà nước.
Về hình thức tổ chức.
Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Là một cơ quan được Nhà nước bảo trợ, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và thực hiện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một công cụ hỗ trợ xuất khẩu; có nhiều chi nhánh ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực có mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phối hợp nhịp nhàng, tạo được sự đồng bộ trong quá trình thực hiện.
- Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ bởi các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm thương mại, các tổ chức tái bảo hiểm cũng như tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức khác thông qua việc trao đổi cơ sở dữ liệu, thông tin trong quá trình thanh toán quốc tế của các hợp đồng xuất khẩu hoặc tham gia đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm trong những dự án cụ thể.
- Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ bổ sung mà thị trường đang thiếu, thực hiện chuyển giao rủi ro với các công ty tái bảo hiểm bằng kỹ năng
quản lý cũng như tiềm lực về vốn, qua đó cân đối cơ cấu rủi ro, hạn chế gánh nặng cho các doanh nghiệp tham gia và Ngân sách Nhà nước.
Ngoài công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước còn có các thành phần kinh tế khác tham gia vào mô hình tín dụng xuất khẩu như Ngân hàng VDB, các ngân hàng thương mại trong nước, các DNBH, các tổ chức tín dụng xuất khẩu hoặc tổ chức tái bảo hiểm tùy theo phạm vi, tính chất hợp đồng xuất khẩu hoặc dựa vào phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu thống nhất ghi trong hợp đồng.
Về cơ chế tài chính.
Nguồn vốn chủ yếu của công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước được hỗ trợ bởi Ngân sách Nhà nước thông qua Ngân hàng VDB.Hiện nay, VDB nhận từ Ngân sách Nhà nước một nguồn kinh phí hàng năm và coi đây là nguồn vốn chính, để từ đó tiến hành thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.Ngân hàng VDB có thể dùng nguồn kinh phí này để hỗ trợ công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước vì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng là một hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu nên cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách tín dụng xuất khẩu. Ngược lại, doanh thu thu được từ việc cung cấp loại hình bảo hiểm này cho DNXK trong nước sẽ được công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước đóng góp vào Ngân sách.
Về sản phẩm cung cấp.
Loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước đưa ra phải coi như một sản phẩm của mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước thông qua chính sách bảo hiểm minh bạch, cụ thể, rõ ràng, thể hiện ở những góc độ sau:
- Về rủi ro được bảo hiểm: phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là giúp các DNXK hạn chế được rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Bên cạnh đó, có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với hai loại rủi ro phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế là rủi ro sản xuất và rủi ro tín dụng.
- Về phạm vi bảo hiểm: bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu hoặc những khoản vay trung – dài hạn do các ngân hàng cấp khi có các rủi ro chính trị hay kinh tế.
- Đối tượng khách hàng tham gia: chủ yếu la doanh nghiệp lớn, hoạt động trung và dài hạn. Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là thành phần kinh tế tiềm năng có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới nói riêng.
- Về kỳ hạn bảo hiểm: đối với các doanh nghiệp hoạt động trong thời gian ngắn, có thể quy định thời hạn thanh toán trong vòng 1 đến 2 năm. Còn đối với những doanh nghiệp hoạt động trung và dài hạn, kì hạn bảo hiểm có thể kéo dài từ 2 đến 7 năm theo tính chất mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu hoặc năng lực xuất khẩu cũng như vòng quay thu hồi vốn của doanh nghiệp đó trong quá trình