NHẬN XÉT CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 71 - 76)

2.3.1. Những thành tích đã đạt đƣợc

Trong giai đoạn 2004-2008, Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là từ sau khi thực hiện cổ phần hoá (năm 2005). Sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng, gạch, đá các loại đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Xét về khả năng phát triển trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty là rất đáng ghi nhận.

* Liên tục tăng trưởng các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh được sử dụng ngày càng có hiệu quả. Sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất của Công ty ngày một tăng lên, điều này tạo tiền đề phát triển cho các năm tiếp theo khi thị trường xi măng ngày càng phát triển.

Đồng thời, doanh thu từ tiêu thụ xi măng tăng dần qua các năm bổ sung một lượng đáng kể cho nguồn vốn của Công ty, tăng cường đầu tư công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là chủ trương đúng đắn của công ty nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

* Đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nộp ngân sách mà cấp trên giao.

* Thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động, đảm bảo việc làm ổn định cho đội ngũ lao động của Công ty thường xuyên tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng một đồng tiền lương tăng với tỷ lệ khá cao.

Đây là một bằng chứng chứng minh hiệu quả sử dụng lao động, tạo nên thế mạnh về nguồn nhân lực của Công ty.

Tuy vậy, Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đang vượt qua những khó khăn và dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế.

Những kết quả đạt được ở trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

* Những kết quả đạt được nêu trên trước hết phải kể đến sự đoàn kết nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang. Công tác tổ chức, quản lý điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả nhất định từ việc xây dựng chiến lược kinh doanh đến việc tổ chức thực hiện đều có sự phối hợp thông suốt, đều đặn từ các khâu, các bộ phận, đơn vị với nhau. Trên cơ sở đó thúc đẩy đồng vốn vận động tốt hơn, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty.

* Công tác tổ chức hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh được tổ chức thường xuyên đã giúp Công ty nắm được tình hình vốn, nhu cầu vốn, khả năng đảm bảo vốn kinh doanh, tình hình khả năng thanh toán công nợ, giúp cho ban lãnh đạo Công ty có giải pháp cơ bản nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề tài chính nảy sinh, giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. * Vốn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù còn thiếu vốn nhưng Công ty có những bước đi đúng hướng, các biện pháp tháo gỡ dần những khó khăn này. Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Công Thương từ trước năm 2005, công ty tổ chức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Bằng cách làm này, nhu cầu về vốn để đầu tư vào sản xuất đã được đáp ứng.

* Việc bố trí lao động ngày càng hợp lý, giảm nhẹ bộ máy quản lý, trình độ cán bộ ngày càng được nâng cao. Công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cũng như công nhân để

nắm bắt kịp thời với kỹ thuật mới, nâng cao trình độ tay nghề, tạo điều kiện cho mọi người phát huy khả năng sáng tạo của mình.

* Công ty đã thực hiện việc khoán lương cho các bộ phận nhằm phát huy tính tự chủ của từng bộ phận, gắn tiền lương với phục vụ sản xuất thông qua năng suất và chất lượng sản phẩm của từng đơn vị, rà soát lại định mức vật tư cho 01 tấn sản phẩm. Từ đó góp phần giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, tăng mức lương cho cán bộ.

2.3.2. Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã làm được, Công ty vẫn còn một số hạn chế, yếu kém và có nguyên nhân cụ thể sau:

- Về công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chương trình chuẩn hoá mô hình tổ chức hoạt động, nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty và các xí nghiệp trực thuộc, trong đó chú trọng xây dựng xí nghiệp, phân xưởng là hạt nhân thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Công tác đào tạo, phát triển, trẻ hoá nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và công tác đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển, tăng trưởng của Công ty như hiện nay.

Sự chỉ đạo điều hành của Công ty còn có lúc chưa kiên quyết, kịp thời. Năng lực cán bộ nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ năng lực chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách, chưa xây dựng được cơ chế phù hợp trong công tác tiếp thị sản phẩm.

Một số quy chế, quy định của Công ty chưa phù hợp nhưng chậm sửa đổi. Việc phối hợp quản lý và điều hành chưa chặt chẽ và thiếu thống nhất.

Trong sản xuất sản phẩm, công ty gặp khó khăn đó là tình trạng máy móc thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều thiết bị có thể bị sự cố hoặc

hỏng bất kỳ lúc nào. Việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất có lúc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đá xanh.

Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động tại một số phân xưởng, xí nghiệp chưa sâu sát, chưa xử lý nghiêm khắc và triệt để các trường hợp vi phạm.

- Công tác nhân sự:

Cơ cấu nhân sự của một số phòng ban chưa ổn định, năng lực cán bộ các phòng ban chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ dẫn đến việc hỗ trợ các phân xưởng, xí nghiệp giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa được kịp thời.

Lao động không được đào tạo trong Công ty còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều này gây ra những cản trở trong việc chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay.

Công ty còn thiếu chuyên gia và cán bộ quản lý giỏi trên các lĩnh vực: quản trị kinh doanh, marketing, sản xuất… Chưa có các chuyên gia đầu ngành hoạch định được các chiến lược phát triển toàn diện, mang tính chất khoa học, đột phá để tăng tốc lộ trình phát triển Công ty.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm:

Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được thực sự quan tâm. Mạng lưới tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh lân cận. Thị trường tiêu thụ lớn tại các tỉnh miền Bắc, Miền Nam chưa được tiếp thị, và thiết lập được kênh phân phối. Việc quảng bá thương hiệu sản phẩm công ty chưa được chú trọng.

Một tồn tại lớn trong công tác tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty là việc thu hồi công nợ. Một số khách hàng trây ỳ không thanh toán, có khách hàng bỏ trốn, chuyển nơi ở và nơi công tác dẫn đến công tác thu nợ gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm, khách hàng nợ công

ty chiếm tới hơn 12% doanh thu tiêu thụ, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc quay vòng vốn kinh doanh của Công ty.

Với biện pháp vừa làm, vừa kiện toàn, vừa đổi mới và phát triển, hơn 12 năm qua, Công ty luôn tăng trưởng sản xuất, tăng doanh thu, tăng nộp ngân sách, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Nếu Công ty kịp thời khắc phục được những thiếu sót, tồn tại yếu kém trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự, tiêu thụ sản phẩm… chắc chắn Công ty sẽ có cơ hội đạt được những thành tựu cao hơn.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng bắc giang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)