CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
4.1 Qúa trình sáp nhập
4.1.3 Bối cảnh diễn ra thƣơng vụ
• Tình hình kinh tế - xã hội
Vào thời điểm diễn ra thƣơng vụ, nền kinh tế vĩ mô đang trải qua giai đoạn khó khăn với tỷ lệ tăng trƣởng thấp (tăng trƣởng GDP chỉ đạt 5,9%) đi kèm lạm phát cao (18,13%). Tăng trƣởng tín dụng so với tốc độ tăng trƣởng GDP quá nhanh. Theo một thống kê không chính thức thì tỷ lệ tín dụng/GDP năm 2011 vào khoảng 135%, trong khi chất lƣợng các khoản vay lại sụt giảm, nợ xấu tăng cao không ngừng do những bất ổn của nền kinh tế.
Triển vọng kinh tế 2012 u ám do khủng hoảng kinh tế trên thế giới và các vấn đề từ nền kinh tế vĩ mô Việt Nam. Trên thực tế, từ đó đến nay nền kinh tế vĩ mô nƣớc ta liên tục gặp thách thức, áp lực phải giải quyết nợ xấu tồn đọng và cũng chỉ mới có tín hiệu khởi sắc gần đây.
Với vai trò là trung gian tài chính, huy động vốn – cho vay, vai trò của ngành tài chính ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với các thành phần kinh tế. Ngƣợc lại, khó khăn trong môi trƣờng kinh doanh cũng làm cho các ngân hàng lún sâu vào cuộc cạnh tranh gay gắt, bằng mọi cách để thu hút nguồn vốn, tăng trƣởng tín dụng. Trong khi đó, nợ xấu cao do đổ vỡ từ thị trƣờng bất động sản làm sụt giảm lợi nhuận và hao hụt nguồn vốn của các ngân hàng. Một trong những nguyên nhân là cơ cấu cho vay chƣa hợp lý, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn còn cao dẫn đến thiếu hụt tiền. Thêm vào đó, quy mô vốn tự có còn chƣa tƣơng xứng với quy mô tài sản.
Kết quả kinh doanh các ngân hàng có nhiều quan ngại khi tăng trƣởng tổng tài sản và tín dụng giảm, khả năng sinh lời của các ngân hàng chƣa cao. Công tác huy động vốn gặp nhiều thách thức, lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài do vấn đề căng thẳng thanh khoản, có thời điểm lãi suất thỏa thuận ở mức 25-27% tại một số ngân hàng nhỏ. Trần lãi suất đã đƣợc NHNN áp dụng nhƣng mặt bằng lãi suất không giảm nhanh nhƣ kỳ vọng. Công tác quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng các ngân hàng còn thấp.