Chiến lƣợc quản trị điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động M&A - Kinh nghiệm thành công từ thương vụ LienVietPostBank . (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

4.3 Kinh nghiệm rút ra từ thƣơng vụ

4.3.1 Chiến lƣợc quản trị điều hành

Đối với các doanh nghiệp tham gia vào M&A thì đây cũng có thể là cơ hội mở ra một thời kỳ tăng trƣởng mới hoặc cũng có thể đặt dấu chấm hết cho một thƣơng hiệu. Chủ động trong quá trình M&A chính là bí quyết để các doanh nghiệp gặt hái thành công, đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra trƣớc khi M&A. Trong trƣờng hợp của LienVietPostBank, các cấp lãnh đạo đã thực hiện đầy đủ, chi tiết từng bƣớc trong quá trình M&A một cách hết sức bài bản. Thách thức và cơ hội đƣợc chỉ ra, đi kèm là các giải pháp để tận dụng đƣợc lợi thế đạt đƣợc sau khi sáp nhập, gia tăng giá trị cho cả hai bên.

Định hướng kinh doanh

Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng đã chuyển dịch từ bán buôn và bán lẻ kết hợp đa năng sang bán lẻ với những dịch vụ tiện ích thể hiện ở tính chất đơn giản, dễ sử dụng, chi phí hợp lý với mạng lƣới rộng khắp. Trọng tâm phục vụ đối tƣợng tam nông: nông nghiệp – nông dân – nông thôn và cộng đồng dân cƣ khắp cả nƣớc.

Đồng thời, LienVietPostBank cũng sẽ tận dụng lợi thế kết hợp với Tổng công ty bảo hiểm bƣu điện (PTI) để phát triển dịch vụ bảo hiểm lãi suất tiền vay cho toàn bộ đối tƣợng thuộc đề án giải ngân gói 5.000 tỷ đồng cho các hộ nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long. Dự kiến, lãi suất đƣợc bảo hiểm cho đến hết năm 2015 tƣơng

đƣơng 800 tỷ đồng. Tuy chƣa thể bảo hiểm cả phần vốn nhƣng chính sách hỗ trợ đã tạo cú hích cho nông dân yên tâm tham gia vay vốn và ngân hàng và đẩy mạnh giải ngân hơn.

Định hƣớng phát triển tín dụng vi mô cung cấp tới từng hộ gia đình đã đƣợc vạch ra, tận dụng ƣu thế mạng lƣới của Công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện, cụ thể:

- Trong nƣớc: trọng tâm các dự án lớn có hiệu quả cao, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất tạo cơ cấu sinh lời ổn định; phát triển các dịch vụ cho vay cá nhân đơn giản phù hợp với định hƣớng bán lẻ của ngân hàng.

- Nƣớc ngoài: khai thác hiệu quả các nguồn vốn quốc tế từ nhận ủy thác đầu tƣ, huy động vốn; tham gia xử lý các giao dịch quốc tế hiệu quả, an toàn góp phâng nâng cao uy tín, hình ảnh ngân hàng.

Dịch vụ tiết kiệm bưu điện

Hoạt động của Dịch vụ tiết kiệm bƣu điện không có sự xáo trộn vì vẫn đƣợc theo dõi, điều hành trực tiếp từ Ban lãnh đạo và Hội sở, độc lập với hoạt động các chi nhánh, PGD. Sau sáp nhập, tại các điểm giao dịch tiết kiệm bƣu điện triển khai mới một hữu hạn các dịch vụ ngân hàng đơn giản, tiện ích nhất với đông đảo các đối tƣợng khách hàng cả ở thành thị và nông thôn nhằm mục tiêu khai thác tối đa lƣợng khách hàng có đƣợc sau sáp nhập. Hạ tầng cơ sở và công nghệ của các điểm giao dịch cũng đƣợc hoàn thiện đồng bộ với dịch vụ cung cấp, đem lại giá trị gia tăng tối đa cho khách hàng.

Mở rộng mạng lưới

Theo kế hoạch, mỗi năm LienVietPostBank sẽ triển khai dịch vụ ngân hàng đến 1.000 điểm giao dịch và đến năm 2018 sẽ triển khai hết toàn bộ 10.000 điểm giao dịch và mở rộng chi nhánh tới 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Các dịch vụ cung cấp đảm bảo hiệu quả, đơn giản giúp khách hàng dễ tiếp cận, nhân viên cũng dễ dàng triển khai. Nhƣ vậy, trung bình mỗi ngày LienVietPostBank sẽ mở 2 phòng giao dịch bằng cách nâng cấp các điểm giao dịch của Vietnam Post.

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên

Đồ thị 4.15 : Số lƣợng CBNV

Trƣớc và sau sáp nhập, số lƣợng CBNV có xu hƣớng liên tục tăng đáp ứng nhu cầu nhân lực trong việc mở rộng mạng lƣới và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhân sự của Dịch vụ tiết kiệm bƣu điện đƣợc giữ nguyên, có tuyển mới một số vị trí hỗ trợ, giám sát nghiệp vụ đặc thù.

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên

Đồ thị 4.16 : Tiền lƣơng và thu nhập

Thu nhập của CBNV ngân hàng đƣợc giữ ổn định qua các năm mặc dù tình hình chung trên thị trƣờng nhân sự trong lĩnh vực ngân hàng tài chính là làn sóng sa thải, cắt thƣởng, giảm lƣơng. Thu nhập trong 3 năm liên tiếp giữ ở mức cao trên 10

triệu/ngƣời/tháng; tiền lƣơng có xu hƣớng tăng dần, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lƣơng hàng tháng và thu nhập thực tế.

Hoàn thiện mô hình ngân hàng – bưu điện

Các nƣớc trên thế giới hiện nay có mô hình ngân hàng kết hợp bƣu điện thành công nhất là: Đức, Pháp, Thụy Điển. Để chuẩn bị cho việc tích hợp tối đa sau sáp nhập và tận dụng đƣợc hệ thống mạng lƣới rộng khắp của bƣu điện, Tổng công ty bƣu điện Việt Nam và LienVietPostBank đã mời tƣ vấn La Poste Group giúp đỡ sau quãng thời gian 2 năm ổn định hệ thống và chuẩn bị cho chuyển đổi. Việc hợp tác Tập đoàn bƣu chính Pháp hiện đang sở hữu Ngân hàng bƣu điện Pháp cũng sẽ giúp LienVietPostBank phát triển mô hình ngân hàng – bƣu điện theo chuẩn mực quốc tế. Quá trình thuê tƣ vấn cũng đƣợc chọn lựa kỹ càng để chọn ra mô hình phù hợp và hiệu quả nhất. Trong thời gian tới, cùng với sự giúp sức của La Poste Group, LienVietPostBank sẽ triển khai trên khoảng 3.000 điểm giao dịch, hƣớng tới phòng giao dịch bƣu điện kiểu mẫu. Biên bản ghi nhớ và Hợp đồng tƣ vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ giữa Tập đoàn bƣu chính Pháp (La Poste Group) và Tổng công ty bƣu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã đƣợc ký kết. Nội dung đƣợc tƣ vấn bao gồm:

- Hợp nhất mô hình quản trị hiệu quả giữa LienVietPostBank và Vietnam Post. - Thiết kế các sản phẩm bán lẻ cho mô hình ngân hàng – bƣu điện và đƣa ra thị trƣờng.

- Xây dựng và triển khai mô hình phòng giao dịch bƣu điện kiểu mẫu trong 5 năm.

Đồng thời, La Paste Group sẽ cử chuyên gia cùng với đội dự án của LienVietPostBank phối hợp chặt chẽ theo từng giai đoạn cụ thể của dự án và thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua đào tạo, tập huấn cho nguồn nhân sự của Vietnam Post và LienVietPostBank tại Pháp.

Nhƣ vậy, sau thời gian 2 năm để chuẩn bị về mặt công nghệ và tổ chức, LienVietPostBank bằng trình độ quản trị hiện đại đã dần đƣa dịch vụ tiết kiệm bƣu điện phát triển và đồng thời triển khai rộng ra thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới tại

các điểm giao dịch bƣu điện, tiến tới khai thác hệ thống khách hàng ở mức chuyên sâu hơn nhƣ minh họa dƣới đây.

4.3.2 Khung pháp lý

Thƣơng vụ sáp nhập giữa Lienvietbank và Công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện do tính chất đặc thù hình thức ngân hàng – bƣu điện chƣa từng có tiền lệ tại Việt Nam và quy mô ảnh hƣởng sâu rộng tới không chỉ ngành tài chính – ngân hàng mà còn cả tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phƣơng nên đã nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ chính phủ. Ngoài khung pháp lý điều chỉnh của các luật về cạnh tranh, về hoạt động kinh doanh ngân hàng và các doanh nghiệp nói chung, thƣơng vụ còn nhận đƣợc hƣớng dẫn chi tiết từ các văn bản dƣới luật là các Nghị định của chính phủ.

Giữa Lienvietbank và VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác khung về hợp tác chiến lƣợc và ký kết với Vietnam Post Hợp đồng hợp tác kinh doanh có giá trị trong vòng 50 năm. Theo đó, ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng phù hợp tại các điểm giao dịch của Vietnam Post. Bản thân cả hai bên của thƣơng vụ đều ý thức đƣợc sự minh bạch cần thiết để tiến tới thành công nên chủ động trong vấn đề đàm phán, ký kết các văn bản cần thiết làm cơ sở pháp lý lâu dài không chỉ tồn tại trong giai đoạn sáp nhập mà cả giai đoạn hậu sáp nhập. Sự minh bạch trong pháp lý củng cố hơn nữa niềm tin lẫn nhau của hai bên, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình tích hợp sau này. Đây là một cơ sở quan trọng tác động đến tất cả các bên có liên quan: cổ đông, CBNV của hai doanh nghiệp, giới đầu tƣ, các cấp chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động M&A - Kinh nghiệm thành công từ thương vụ LienVietPostBank . (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)