Tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 39 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.2.5. Tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp tỉnh

Hiện nay Chính phủ chưa ban hành tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Dựa trên quan điểm, mục tiêu của Chính phủ trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp thì ta có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với cấp tỉnh như sau:

- Quán triệt và triển khai sâu rộng đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Chính phủ trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện.

- Điều tra, khảo sát, xây dựng và kịp thời ban hành đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh và các tiểu đề án cụ thể kèm theo nhằm thực hiện có hiệu quả đề án Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Chất lượng đề án tái cơ cấu nông nghiệp: đánh giá đúng thực trạng, đề ra nhiệm vụ sát với chỉ đạo của Trung ương và đúng với tình hình thực tiễn của địa phương, các giải pháp có tính khả thi trong đó ưu tiên đánh giá những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá.

- Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo 5 yêu cầu sau:

+ Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế và phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững.

+ Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; đồng thời, chú trọng đáp ứng các yêu càu về xã hội.

+ Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển

giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cung cấp thông tin, dịch vụ.

+ Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển đối tác công - tư (PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hỉệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

+ Thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế.

- Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo các mục tiêu đề ra:

Đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 3,5 - 4,0%/năm; đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 39 - 40)