Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam

3.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Hà Nam nói riêng và các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng có chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm theo các năm và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng nhanh.

Hình 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng năm 2010. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

( Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định)

Năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp của Hà Nam tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng, chiếm 22,1% trong cơ cấu ngành (chỉ cao hơn tỉnh Hưng Yên). Sau 4 năm, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm còn 15,6% thấp nhất so với các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng và tốc độ giảm tỷ trọng nông nghiệp cao.

Công nghiệp của tỉnh Hà Nam và Hưng Yên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2014, trong đó tỉnh Hà Nam có tốc độ chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và có tốc độ chuyển dịch mạnh nhất trong 4 tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng.

Hình 3.2: Cơ cấu GDP theo ngành các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng năm 2014. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

( Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định)

Ngành dịch vụ tỉnh Hưng Yên và Nam Định chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên mới tập trung vào dịch vụ thương mại, vận tải, dịch vụ lưu trú và ăn uống,…đây là các dịch vụ có giá trị gia tăng không cao so với các dịch vụ về tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông. Thực tế cho thấy, ngành dịch vụ có giá trị gia tăng phát triển cần phải dựa trên nền tảng của một ngành công nghiệp phát triển.

Chủ trương của tỉnh Hà Nam xác định lấy công nghiệp điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, công nghiệp phụ trợ, bia, sữa, sản xuất hàng tiêu dùng…làm tiền đề cho ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay việc hình thành các ngành công nghiệp trọng tâm vẫn còn chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)