Một số kết quả đạt được trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 88 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam

3.3.3. Một số kết quả đạt được trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà

Hà Nam

3.3.3.1. Về lĩnh vực trồng trọt

Sản lượng, năng suất cây trồng tăng dần qua các năm, sản lượng lương thực đạt 445.074 tấn năm 2014 tăng 2,5% so với năm 2006. Nhiều đề án được triển khai thực hiện, các mô hình sản xuất có hiệu quả đã được ứng dụng, nhân rộng góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân như mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đối với cây bí xanh, khoai tây, dưa bao tử, cà chua bi, ngô nếp...Tỷ trọng trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp giảm từ 66,2% năm 2006 xuống còn 48,5% năm 2014.

3.3.3.2. Về lĩnh vực chăn nuôi

Chăn nuôi có bước phát triển, chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, tăng năng suất, hiệu quả; duy trì phát triển chăn nuôi nông hộ. Năm 2014, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 72.614,9 tấn. Đàn bò sữa tiếp tục được phát triển, đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 1.238 con bò sữa, tổng sản lượng sữa bình quân đạt 6,5 tấn/ngày; thực hiện nhiều mô hình trong chăn nuôi mang lại hiệu quả, trong đó có mô hình liên kết 4 nhà cung ứng thức ăn, tín dụng cho các hộ chăn nuôi, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng, năm 2006 là 31,4% tăng lên 43,1% năm 2014.

3.3.3.3. Về lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp

Xu hướng chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp là khá tích cực. Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp từng bước đáp ứng sự phát triển sản xuất, giúp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Một số các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã thích ứng được với cơ chế quản lý mới và tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

dịch vụ. Tuy vậy các dịch vụ mà hợp tác xã đảm nhiệm làm tốt chưa nhiều, chủ yếu chỉ tổ chức thực hiện được các dịch vụ thiết yếu, các dịch vụ sau thu hoạch như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân thực hiện còn hạn chế. Tỷ trọng giá trị dịch vụ ngành nông nghiệp tăng từ 2,4% năm 2006 lên 8,4 % năm 2014.

3.3.3.4. Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 6.173,4 ha, tăng 11,5% so với năm 2006. Tổng sản lượng thủy sản đạt 21.788,5 tấn, tăng 60% so với năm 2006. Đến năm 2014, toàn tỉnh đã có 5 khu nuôi trồng thủy sản tập trung đi vào hoạt động và 1 khu đang xây dựng, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong tổng giá trị ngành thủy sản, giá trị nuôi trồng thủy sản chiếm 92,9%, khai thác 3,5%, sản xuất giống chiếm 3,6%.

3.3.3.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 24 trạm bơm đầu mối, công suất từ 2500 - 30.600 m3/h. Hầu hết các trục kênh tưới chính đã được kiên cố hóa, trong những năm qua mặc dù tình trạng hạn hán và mưa lũ xảy ra song hệ thống thủy lợi của tỉnh cơ bản đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất. Các công trình phòng chống lụt bão luôn được duy tu, bảo dưỡng đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.

3.3.3.6. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

- Hiện nay, ở Hà Nam đã hình thành, phát triển liên kết trong sản xuất như mô hình liên kết 4 nhà, mô hình cánh đồng mẫu... Trung tâm của sự liên kết là doanh nghiệp thông qua chính quyền địa phương, tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã để liên kết với nông dân. Bước đầu mô hình liên kết này đã thu được những kết quả khả quan: năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các mô hình

liên kết này tăng lên rõ rệt; thu nhập và tính chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp và nông dân tăng lên.

Phát triển kinh tế hợp tác (HTX và Tổ hợp tác):

Hiện nay toàn tỉnh có 159 HTXDVNN, cơ bản các HTX đã thích ứng được với cơ chế quản lý mới và tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của các hộ nông dân, đồng thời tăng tích lũy cho HTX. Góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Công tác tập huấn, đào tạo cho cán bộ quản lý các hợp tác xã; tập huấn, đào tạo nghề cho xã viên hợp tác xã đã được tăng cường. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao.

Đa số các HTX đều tổ chức thực hiện các dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân như các dịch vụ trước và trong quá trình sản xuất. Các dịch vụ sau quá trình sản xuất như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân đã có một số HTX thực hiện nhưng phạm vi và mức độ thực hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó cũng còn một số HTX yếu kém do không thích ứng với cơ chế nên rất lúng túng về phương thức và nội dung hoạt động. Theo đánh giá và phân loại HTXDVNN năm 2014 như sau: Số HTX tốt chiếm 31%, số HTX khá chiếm 38%, số HTX trung bình chiếm 27%, số HTX yếu chiếm 4%. Phần lớn những HTX có quy mô toàn xã hoạt động hiệu quả hơn HTX thôn hoặc liên thôn. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn còn nghèo nàn lạc hậu và lợi ích mang lại cho thành viên chưa nhiều.

Phát triển kinh tế trang trại:

Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 186 trang trại và cũng rất đa dạng về quy mô (trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt, trang trại thủy sản). Các trang trại trên địa bàn tỉnh nhìn chung quy mô còn nhỏ, manh mún, giá trị sản lượng hàng hóa thấp. Trình độ quản lý của các chủ trang trại còn hạn chế. Các trang trại đều thiếu vốn, ít được tiếp cận với vốn vay ưu đãi,

sản phẩm làm ra chủ yếu là sản phẩm thô, hàng tươi sống chưa qua chế biến, tổn thất sau thu hoạch còn cao nên lợi nhuận mang lại không nhiều.

3.3.3.7. Về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Đến hết năm 2014 toàn tỉnh có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2015 có 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng, song tiến độ thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới một số địa phương còn chậm, không đồng đều, thu nhập của người dân nông thôn vẫn còn thấp. Việc phát triển sản xuất tuy đã xuất hiện được khá nhiều mô hình, điển hình tốt nhưng còn mang tính chất nhỏ lẻ, năng lực sản xuất và chất lượng hàng hoá còn thấp.

3.3.3.8. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã được đẩy mạnh, từng bước ứng dụng công nghê ̣ cao vào s ản xuất, xây dựng được nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng hàng hóa tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tập huấn cho cán bộ làm nông nghiệp và nông dân luôn được quan tâm chỉ đạo triển khai tại tất cả các địa phương trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)