Phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 100 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn

4.3.6. Phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và

và thị trường; phát triển dịch vụ nông nghiệp

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lương thực, rau quả, thực phẩm, thuỷ sản xuất khẩu mở rộng quy mô sản xuất, nâng công

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho các nông, thủy sản đặc trưng, chủ lực của tỉnh gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực có chất lượng cao của tỉnh; thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về thị trường nông sản.

- Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc BVTV; dịch vụ làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

4.3.7.Gắn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp với đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chú trọng bảo vệ tài nguyên môi trường

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 3 huyện, 65 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 16 tiêu chí.

Tăng cường công tác quản lý môi trường nông thôn, kiên quyết xử lý đối với những doanh nghiệp, trang trại, khu chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất ngành nghề vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh hướng dẫn hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, khuyến khích việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong sản xuất trồng trọt, sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, đúng và đủ liều lượng.

KẾT LUẬN

Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam đang có những tiến triển thuận lợi, đa dạng song còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội, dân số, lao động… Hiệu quả tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp đem lại ý nghĩa trên nhiều mặt cả về kinh tế và xã hội với sự thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn của tỉnh Hà Nam một cách rõ rệt.

Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cơ chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng là nội dung quan trọng trong việc xây dựng nông thôn, hiện đại hoá nông thôn mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Việc tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển từ thuần nông sang phi nông nghiệp, phát triển cây trồng vật nuôi theo nhu cầu thị trường và đa dạng các thành phần kinh tế có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Nam nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Chính sự tái cơ cấu kinh tế này đã tạo một sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh tế - xã hội thúc đẩy nền kinh tế cả nước tăng trưởng và phát triển hiệu quả và bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.

Để thực hiện thành công công tác tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Đề nghị các Bộ ngành Trung ương đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm chỉ đạo trong lĩnh vực chuyên môn, có các biện pháp chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đưa các mô hình sản xuất, các chương trình khuyến nông để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam áp dụng tới người nông dân trong tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho tỉnh Hà Nam có các thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản cũng

như thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ban hành khung pháp lý về mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhằm hình thành và phát triển các hình thức liên kết trong nông nghiệp, từ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; nhất là chế tài trong sự liên kết 4 nhà. Trên cơ sở đó sớm xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy việc phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất.

Chính phủ và các bộ ngành Trung ương tạo điều kiện đầu tư kinh phí để xây dựng các mô hình sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống kênh mương, các trạm bơm trọng yếu, hệ thống đê điều, phòng chống lụt bão, đầu tư để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, qua đó tạo bước đột phá thực hiện thành công công cuộc tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Những biện pháp, kiến nghị được đề cập trong luận văn này do dựa trên kiến thức lý thuyết và nghiên cứu thực tế nên có thể còn có hạn chế. Song bản thân học viên vẫn mong muốn phần nào tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá, 2005. Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu của CIEM với tài trợ của Viện FES.

[2] Lê Xuân Bá, 2009. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế: thực trạng và giải pháp. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

[3] Báo cáo khoa học, 2003. Quá trình tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và sử dụng các nguồn lực sản xuất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 1, số 3/2003.

[4] Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, 2013. Niêm giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[5] Cục Thống kê Hưng Yên, 2013. Niêm giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[6] Cục Thống kê Nam Định, 2013. Niêm giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[7] Cục Thống kê Thái Bình, 2013. Niêm giám thống kê 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[8] Chính phủ, 2013. Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 02 năm 2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.

[9] Chính phủ, 2013. Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.164.

[11] Nguyễn Quang Đông, 2002. Mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[12] Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[13] Lâm Quang Huyền, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ.

[14] Nguyễn Xuân Long, 2001. Những giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

[15] Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh, 1996. Nông nghiệp bền vững, cơ sở vận dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[16] Chu Tiến Quang, 2005. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

[17] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

[18] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

[19] Tỉnh ủy Hà Nam, 2015. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020.

[20] Tổng Cục Thống kê, 2014. Niêm giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

[21] Phạm Thị Túy và Phạm Quốc Trung, 2014. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế: Từ đâu và như thế nào?. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13/2014.

[22] Vũ Đại Thắng, 2014. Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng và năng lực cạnh tranh ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia.

[23] Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, 2014. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[24] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2014. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

[25] Việt Nam - WTO, 2007. Những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

II. Tài liệu Tiếng Anh

[26] Musanjala, 2003. Analysis of the experience of economic growth, Louisiana State University.

[27] Nabulsi, 2001. Research on retention policy: economic growth model of Malaysia, University of Missouri Kansas.

[28] Self, 2002. Education and Economic Growth: Analysis of the cause, Southern Illinois University at Carbondate.

III. Các thông tin đăng tải trên internet

[29] Bùi Hoàn, 2015. Tái cơ cấu nông nghiệp bài học từ Israel: <http://www.trithucvaphattrien.vn/n2535>.[ngày truy cập: 23 tháng 7 năm 2015].

[30] Vương Đình Huệ, 2014. Tái cơ cấu DNNN vừa là quyết tâm chính trị, vừa là vấn đề quan trọng và cấp thiết: < http://www.tinmoi.vn/bo-truong-vuong- dinh-hue-tai-co-cau-dnnn-vua-la-quyet-tam-chinh-tri-vua-la-van-de-quan-trong- va-cap-thiet-011137308.html>. [ngày truy cập: 8 tháng 7 năm 2014].

[31] Sơn Nhung, 2013. Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: <http://nld.com.vn/kinh- te/xuat-khau-gao-dat-ky-luc 0130107095336268.htm >. [ngày truy cập: 7 tháng 1 năm 2013].

[32] Việt Quân, 2015. Một số chính sách của Nhật Bản đối với nông dân và kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam:<http:

//www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-

kien/2015/32405/Mot-so-chinh-sach-cua-Nhat-Ban-doi-voi-nong-dan-va.aspx>. [ngày truy cập: 14 tháng 3 năm 2015].

[33] Phạm Thị Túy và Phạm Quốc Trung, 2014. Mối quan hệ giữa đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế

<http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/737- moi-quan-he-giua-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-va-tai-cau-truc-nen-kinh- te.html>. [ngày truy cập: 21 tháng 7 năm 2014].

[34] Dân Việt, 2013. Tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu:

<http://bannhanong.vn/danhmuc/MjA=/baiviet/Tai-co-cau-nong-nghiep- theo-chieu-sau/MjcxNA==/index.bnn>. [ngày truy cập: 5 tháng 4 năm 2013].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)