Một số tỉnh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 46 - 64)

1.3.1 .Trên thế giới

1.3.2. Một số tỉnh tại Việt Nam

1.3.2.1. Tỉnh Long An chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững

Tỉnh Long An đã định hướng nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác như thanh long, ngô, chanh, mía tùy theo điều kiện đất đai của từng vùng. Sau thời gian trồng thí điểm cho hiệu quả cao, hiện diện tích trồng thanh long ở Long An đã lên hơn 5.500ha, tăng 2.700ha so với năm trước. Giá thanh long dao động theo từng mùa vụ, cho lợi nhuận từ 200 đến 400 triệu đồng/ha. Đây được xem là một trong những cây trồng chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Long An thời gian gần đây.

Sau quá trình chuyển đổi các loại cây trồng như ngô, thanh long, cây chanh đến nay vẫn giữ lợi thế cạnh tranh nên tỉnh tiếp tục tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong khi đó, một số cây trồng thực hiện chuyển đổi như mía, rau màu lại gặp khó khăn do đầu ra không ổn định và giá thấp. Diện tích vùng mía nguyên liệu (tập trung ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa) bị thu hẹp qua từng năm do giá mía giảm, công ty đường nợ tiền thu mua kéo dài, nông dân không có vốn tái sản xuất. Riêng đối với cây vừng (trồng ở vùng Tân Hưng, Vĩnh Hưng) mặc dù nhu cầu thị trường rất lớn nhưng nông dân chưa chủ động được nguồn giống cũng như mùa vụ gieo trồng…

Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, giải quyết đầu ra cho nông sản để bảo đảm tính ổn định và bền vững của cây trồng

sau chuyển đổi. Ngoài ra, tỉnh cũng lựa chọn và giới thiệu các mô hình chuyển đổi có hiệu quả để khuyến khích người dân nhân rộng.

1.3.2.2. Tỉnh Quảng Bình thực hiện 7 nhiệm vụ và giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Đề án, tạo đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và cộng đồng doanh nghiệp, người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất theo hướng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm và xã hội hóa đầu tư.

Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch; rà soát, điều chỉnh và tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tái cơ cấu ngành gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, làng nghề và các nhà máy, cơ sở chế biến; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quy hoạch phát triển sản xuất.

Xác định thứ tự ưu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên vùng chuyên canh như lúa, cao su, sắn, gỗ rừng trồng,...

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thực hiện công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch theo quy định.

Tiếp tục chỉ đạo dồn điền đổi thửa, phấn đấu bình quân 1,5-2 thửa/hộ; khuyến khích nông dân có đất nhưng không có khả năng sản xuất cho thuê, góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Bốn là,, đẩy mạnh cơ giới hoá, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông

Tập trung hỗ trợ nâng cao tỷ lệ cơ giới vào sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất đối với cây hàng năm đạt 70 - 80%, cơ giới hoá khâu gieo trồng đạt 20 -30%, cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh đạt 70 - 80%, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt 70 - 80%...

Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học, mô hình khuyến nông có hiệu quả nhân rộng vào sản xuất, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trường; áp dụng quy trình tiên tiến vào sản xuất như SRI, ICM, trồng lạc mật độ dày, che phủ nilon, trồng ngô mật độ thưa hợp lý; sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, nuôi tôm, cá theo quy trình sinh học; áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng sinh thái.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, huy động sự tham gia các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp; tăng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông. Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạng lưới công nghệ thông tin đến tận xã, thôn, xóm để người dân tiếp cận thông tin kinh tế khoa học kỹ thuật, thị trường.

Xã hội hóa đầu tư:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyển giao một số dịch vụ công sang tư nhân và tổ chức xã hội thực hiện. Khuyến khích tư nhân tổ chức sản xuất, chế biến, dịch vụ, công nghệ, thủy lợi nội đồng, thương mại; từng bước chuyển việc cung cấp một số dịch vụ công cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện.

Quản lý và sử dụng vốn đầu tư công:

Nâng cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đầu tư công; từng bước điều chỉnh xây dựng dự án kêu gọi đầu tư theo hướng thu hút tối đa nguồn lực xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung đầu tư các lĩnh vực trọng tâm, công trình đa mục tiêu, liên quan đến nhiều ngành, phục vụ sản xuất, đời sống.

Nâng cao chất lượng lựa chọn dự án, chú trọng lợi ích kinh tế, môi trường khi thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư; tổ chức quản lý, vận hành các dự án có hiệu quả; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý chi tiêu công cho các đơn vị, địa phương.

Tập trung ưu tiên đầu tư công để phát triển giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi thời tiết; các dự án giám sát, dự báo phòng ngừa, kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh; công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng; sản xuất giống; hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, quản lý dịch bệnh, các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá; quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi ven bờ; bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, hiện đại hóa tàu cá

và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang, cồn bãi; phát triển cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; tăng cường năng lực lực lượng kiểm lâm, năng lực dự báo, phòng cháy, chữa cháy rừng; phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và dịch vụ môi trường rừng; đầu tư theo hướng đa chức năng để phục vụ sản xuất cho nhiều loại cây trồng, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, ưu tiên công trình thủy lợi đầu mối, các dự án lớn; các dự án đê, kè, an toàn hồ chứa, kiểm soát lũ; nâng cấp, sửa chữa các công trình sau đầu tư; phát triển thủy lợi nhỏ ở miền núi; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Sáu là, cải cách thể chế

Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Chỉ đạo rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng, tiếp tục bóc tách diện tích rừng của các lâm trường giao cho địa phương để cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, rừng theo quy hoạch 3 loại rừng.

Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục, sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Kinh tế hợp tác, trang trại:

Mở rộng các dịch vụ, tăng cường năng lực, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào hợp tác xã; đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tiếp tục thành lập, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản, từng bước hình thành tổ hợp tác sản xuất trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế trang trại; nâng cao hiệu quả sản xuất của các trang trại hiện có; phát triển trang trại phù hợp ở các vùng đồi, vùng cát ven biển theo hướng chất lượng, gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại; có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển trang trại; hỗ trợ trang trại tiếp cận, thay đổi máy móc thiết bị công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, xử lý môi trường và quản lý chất lượng nông sản theo hướng VietGAP; thành lập các chi hội, câu lạc bộ trang trại để chia sẻ kinh nghiệm, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đối tác công tư, hợp tác đầu tư:

Phát triển đối tác công tư, hợp tác công tư trong xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công; tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực:

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bô ̣ máy qu ản lý nhà nước ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cho các cơ quan chuyên môn từ tỉnh xuống cơ sở; đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật và nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản,...chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình dạy nghề và Đề án phát triển ngành nghề nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề; tiếp tục mở rộng đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề cho lao động có tay nghề khá ở các địa phương; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề đối với lao động, giáo viên, cơ sở dạy nghề.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ thuật về nông lâm ngư nghiệp cho nông dân gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhất là các nghề thị trường lao động cần, ưu tiên vùng sâu, vùng xa.

Cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước:

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện tốt cơ chế một cửa; nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường kỷ luật hành chính, kỷ luật công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, sâu sát cơ sở để nắm bắt tình hình, tham mưu đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động sản xuất, nhất là vật tư đầu vào, không để gây thiệt hại cho nông dân.

Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

Bẩy là, rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách

Chính sách đất đai:

Chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định; rà soát, bổ sung các quy hoạch phù hợp với thực tiễn; đẩy mạnh giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.

Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất linh hoạt trong nội bộ ngành theo đúng quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thị trường, nhất là chuyển đổi đất

trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả hơn nhưng bảo đảm nguyên tắc vẫn đáp ứng đủ các điều kiện trồng lại lúa khi cần thiết; hạn chế thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại:

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế; hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, đăng ký thương hiệu, thông tin, tìm kiếm thị trường. Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý, kỹ thuật nuôi trồng an toàn và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; xây dựng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tham gia chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm; thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại sản phẩm để tránh bị nhái, bị mất thương hiệu; tạo dựng kênh phân phối thuận tiện, bền vững để sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng.

Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích mạng lưới thương lái phát triển làm đầu mối thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân; đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các nhà máy chế biến với các vùng nguyên liệu, thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013.

Dự báo và nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu cấy trồng, vật nuôi phù hợp từng giai đoạn.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại; tiếp tục tăng cường tiếp thị quảng bá sản phẩm để tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)