CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn
4.3.3. Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất gắn với thực hiện tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, bền vững do các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ở các nước nông nghiệp phát triển đầu tư, tổ chức sản xuất.
- Thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; hình thành các khu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn hộ dân với doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nước trong sản xuất theo hướng hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
- Khuyến khích hộ nông dân thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phát triển mạnh trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa.
- Thực hiện mô hình nông dân cho thuê đất hoặc góp vốn cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Chuyển đổi toàn diện hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Xoá bỏ các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ. Thành lập mới các tổ hợp tác, các hợp tác xã chuyên ngành (hợp tác xã kiểu mới) làm đầu mối, đại diện cho người nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thực hiện mô hình chính quyền thuê đất của các hộ dân và ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các hộ dân và doanh nghiệp trong việc đầu tư và tổ chức sản xuất.
4.3.4.Tổ chức tốt đào tạo nghề cho nông dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
- Triển khai tích cực chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nông dân gắn với tập huấn, đào tạo nông dân thành công nhân nông nghiệp trong các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo việc làm cho người lao động sau học nghề. Đào tạo nghề phải gắn với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương, tích cực tiếp cận các tổ chức, các quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế, các chương trình hợp tác song
phương về nông nghiệp để tạo nguồn lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.