CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản trịrủi ro tàichính tại Công ty Cổ phần may Sông Hồng
3.3.1. Tác động của rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần may Sông Hồng
Qua phân tích mục 3.2 đã nhận diện đƣợc một số rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần may Sông Hồng bao gồm rủi ro hiệu quả hoạt động (hàng tồn kho,kỳ thu tiền và vòng quay tài sản), rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro khả năng sinh lời, rủi ro lãi suất vay và rủi ro tỷ giá. Mỗi loại rủi ro đều gây ra những ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua và ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ gây hại đến tình hình tài chính cho Công ty.
3.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần may Sông Hồng
Qua việc nhận diện các loại rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng, tác giải nhận định việc quản trị rủi ro tài chính tại Công ty có thực hiện
nhƣng chƣa thực sự chú trọng, để làm rõ và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Công ty tác giả phân tích thực trạng quản trị rủi ro tài chính đối với từng loại rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần may Sông Hồng nhƣ sau:
3.3.2.1. Rủi ro hiệu quả hoạt động
a, Rủi ro tín dụng thƣơng mại
Rủi ro tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài chính cho Công ty. Công ty sử dụng chính sách tín dụng và theo dõi khách hàng để đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng thƣơng mại. Công ty đánh giá không có rủi ro tín dụng trọng yếu nào với khách hàng hoặc đối tác.
Bảng 3.15: Khoản phải thu của Công ty Cổ phần may Sông Hồng qua các năm 2012-2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu\năm 2012 2013 2014 2015 2016
Phải thu của khách hàng 224.254 218.769 265.774 289.392 384.238
(Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần may Sông Hồng 2012-2016)
Bảng 3.16: So sánh khoản phải thu của Công ty Cổ phần may Sông Hồng qua các năm 2012-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu\năm So sánh 2013-2012 2014-2013 2015-2014 2016-2015 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Phải thu của khách
hàng (54.485) (2,5%) 47.005 21,4% 23.618 8,8% 94.846
32,7%
(Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả)
Qua bảng 3.13 và 3.14 cho thấy khoản phải thu của Công ty có xu hƣớng tăng dần qua các năm, chỉ riêng năm 2013 khoản phải thu của khách hàng giảm do năm 2013 Công ty có số ngày tồn kho giảm, kỳ thu tiền bình quân giảm hơn
so với năm 2012 dẫn đến khoản nợ phải thu cũng giảm xuống. Từ năm 2014 khoản phải thu tăng dần đặc biệt năm 2016 tăng 32,7% so với năm 2015 tƣơng ứng với 94.846 triệu đồng.
Khoản phải thu tăng dần qua các năm làm tăng rủi ro tài chính cho Công ty khi khách hàng hoặc đối tác mất khả năng thanh toán có thể do khủng hoảng kinh tế hoặc đối tác khách hàng làm ăn thua lỗ,…Do vậy, Công ty nên cần có những chính sách giảm hoặc duy trì khoản phải thu khách hàng hợp lý hơn trong các năm tới. Khoản thu của khách hàng tăng cao cũng ảnh hƣởng lớn tới việc cân đối nguồn vốn hoạt động của Công ty.
b) Rủi ro giá nguyên vật liệu tăng
Công ty mua nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nhà cung cấp trong và ngoài nƣớc để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty sẽ chịu rủi ro khi giá bán hàng hóa hoặc nguyên vật liệu thay đổi do thị trƣờng biến động hoặc do nhà cung cấp yêu cầu cũng sẽ khiến cho Công ty phải chịu nhiều rủi ro.
3.3.3.2. Rủi ro về khả năng thanh toán
Rủi ro thanh toán là rủi ro về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ về tài chính ở hiện tại và tƣơng lai. Khi xem xét về báo cáo tài chính của Công ty qua các năm thể hiện trên bảng 3.5 và 3.6 cho thấy tính đến năm 2016 khả năng thanh toán hiện hành của Công ty luôn lớn hơn 1 điều này chứng tỏ Công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn nhƣ khoản vay ngân hàng, các khoản thanh toán cho nhà cung cấp…Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại thấp dƣới 1 (giá trị lý tƣởng đối với tỷ số này dao động từ 1 – 1,5). Điều này cho thấy rủi ro thanh toán của Công ty khá cao, khả năng thanh toán nhanh thấp do lƣợng hàng tồn kho cao. Hàng tồn kho quá thấp sẽ dẫn đến không đủ lƣợng hàng cung ứng cho sản xuất kinh doanh nhƣng nếu quá cao dẫn đến hoạt động không hiệu quả, tốn kém chi phí quản lý tồn kho, thiếu vốn cho các hoạt động khác của Công ty.
Đối với các rủi ro tài chính về khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã phân tích ở trên, Công ty không có hệ thống quản trị rủi ro tài chính cho rủi ro tài chínhnày. Chính sách của Công ty là theo dõi các yêu cầu về thanh
toán hiện tại và dự kiến trong tƣơng lai nhằm đảm bảo có thể duy trì đủ mức dự phòng tiền mặt, các khoản vay và đủ vốn mà các chủ sở hữu cam kết góp nhằm đáp ứng các quy định về tính thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên việc theo dõi này chỉ dừng lại ở mức báo cáo cho Ban giám đốc để đƣa ra các quyết định tức thời khi rủi ro tài chính xảy ra chứ chƣa có kế hoạch phòng ngừa và xử lý rủi ro tài chính về khả năng thanh toán. Do đó khi rủi ro thanh toán xảy ra, Công ty sẽ gánh chịu những thiệt hại nặng nề, ảnh hƣởng đến uy tín và có thể dẫn đến khủng khoảng tài chính nhƣ mất cân đối nguồn vốn.
3.3.3.3. Rủi ro về khả năng sinh lời
Dựa vào bảng 3.7 và bảng 3.8 ta thấy rủi ro khả năng sinh lời của Công ty không ổn định, tỷ suất sinh lời căn bản giảm từ 10,73% ở năm 2012 xuống còn 8,27% ở năm 2013 (giảm 2,45%). Sau đó tăng lên ở năm 2014 rồi giảm dần qua năm 2015 và đến năm 2016 giảm còn 9,93%.
ROE cũng biến động không đều, giảm mạnh từ năm 2012 sang năm 2013 (giảm 8,9%) sau đó tăng nhẹ qua các năm 2016 là 28,3%. Điều này cũng tƣơng tự xảy ra với ROS,qua đó cho thấy năm 2013 là năm có biến động rất lớn về tài chính và các hệ số tài chính của Công ty, bằng các chính sách điều chỉnh nhƣ tăng vốn cổ phần thúc đẩy tăng doanh thu thì hiệu suất sinh lời của Công ty đã ổn định hơn. Tuy nhiên do sự bất ổn của các loại chi phí nhƣ chi phí về tỷ giá hối đoái, lãi vay….nên Công ty vẫn chƣathực sự giảm thiểu đƣợc tối đa các chi phí để tăng lợi nhuận cho Công ty.
3.3.3.4. Rủi ro về lãi suất
Công ty chịu rủi ro lãi suất chủ yếu phát sinh từ các khoản vay với lãi suất đã đƣợc ký kết. Dựa vào nguồn lực tài chính nội bộ, Công ty cân đối tài chính để tự gánh chịu, bù đắp khi tổn thất xảy ra.
Dựa vào bảng 3.13 cho thấy nguồn vốn của Công ty sử dụng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu từ đi vay và nguồn vốn vay này nhiều gấp 2,55 lần so với vốn chủ sở hữu năm 2016. Ngoài ra lãi suất vay phải trả của Công ty cũng rất cao (bảng 3.9), từ năm 2012 đến nay lãi vay của Công ty đã tăng và giảm liên tục qua các
năm, năm 2014 tăng 23,93% so với năm 2013, năm 2015 giảm 24,21% so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng đột biến 41,48% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Lãi vay tăng đột biến nhƣ năm 2016 hoặc thậm chí có thể tăng cao hơn nữa do tính bất ổn từ thị trƣờng có thể từ nhiều nguyên nhân nhƣ:
+ Chính phủ bội chi ngân sách dẫn đến tình trạng vay mƣợn tiền nhiều từ các tổ chức nƣớc ngoài, điều này làm lãi suất vay tăng
+ Mục tiêu tăng trƣởng kinh tế phát triển, Chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để tăng GDP, điều này làm nhu cầu sử dụng vốn tăng cao làm cho lãi suất cho vay cũng tăng theo.
+ Bên cạnh đó năm 2016 với thoả thuận Hiệp định TPP tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng may mặc trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, do đó Công ty đã huy động nguồn vốn vay lớn để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.
3.3.3.5. Rủi ro tỷ giá
Công ty Cổ phần May Sông Hồng có các giao dịch bằng ngoại tệ thông qua việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài và nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ hoạt động sản xuất; do đó Công ty không quản trị rủi ro tài chính đối với rủi ro về tỷ giá; theo đó Công ty quyết định sẽ chịu rủi ro khi có biến động về tỷ giá bằng cách:
+ Sử dụng quỹ chênh lệch tỷ giá
+ Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành để hạn chế rủi ro tỷ giá
Theo bảng 3.12 và bảng 3.13 ta thấy rủi ro tài chính do tỷ giá là vô cùng lớn, công ty phải chịu một khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá hàng năm. Điều này cho thấy tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng, khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty.Từ năm 2012 khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tăng dần qua các năm và đến năm 2016 vẫn phải đang gánh chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ năm 2014.
Qua phân tích ta thấy rủi ro tài chính do tỷ giá rất quan trọng cho tình hình tài chính của doanh nghiệp, một thay đổi nhỏ trong tỷ giá cũng có thể làm cho Công ty gặp khó khăn, giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế Công ty cần chú trọng quản
trị rủi ro tài chính do tỷ giá để giảm thiểu rủi ro tài chính xảy ra khi tỷ giá biến động xấu ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của Công ty.
3.3.3.6. Rủi ro cấu trúc tài chính
Công ty sử dụng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu từ đi vay, qua phân tích bảng 3.13 và bảng 3.14 cho thấy rủi ro tài chính của Công ty rất cao. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của năm 2016 là 70,2%. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng giảm qua các năm 2012 đến năm 2016 từ 2,24 lần ở năm 2012 lên 2,55 lần ở năm 2016. Điều này cho thấy Công ty đã khai thác sức mạnh của đòn bẩy tài chính, tỷ số này cao hàm ý Công ty chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng cho biết là mức độ rủi ro tài chính của Công ty cao hơn khi lãi suất vay tăng hoặc các khoản vay đến hạn thanh toán mà không ty không có khả năng chi trả.
Công ty theo dõi các khoản vay cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn vay để đảm bảo nguồn vốn vay sử dụng hợp lý. Hiên tại Công ty không chú trọng đến rủi ro tài chính này nhiều nên chƣa có các biện pháp phòng ngừa, do đó rủi ro cấu trúc tài chính có nguy cơ tiềm tàng ảnh hƣởng mạnh đến tình hình tài chính của Công ty trong tƣơng lai.