Các phương thức, kỹ thuật quản trịrủi ro tàichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại công ty cổ phần may sông hồng (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận về quản trịrủi ro tàichính

1.2.3. Các phương thức, kỹ thuật quản trịrủi ro tàichính

1.2.3.1. Phương thức quản trị rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính chủ động: Là phƣơng thức quản trị rủi ro tài chính thông qua các chƣơng trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro tài chính ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn. Các chính sách quản trị rủi ro tài chính thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủ động né tránh rủi ro tài chính, giới hạn tác động rủi ro tài chính trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc, từ đó giúp doanh nghiệp tránh đƣợc các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro tài chính thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015).

Quản trị rủi ro tài chính thụ động: Là các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả sau khi rủi ro tài chính đã xảy ra. Tất nhiên khi rủi ro tài chính đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải pháp khắc phục sẽ khó có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

1.2.3.2. Kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính

Kỹ thuật quản trị rủi ro đƣợc hiểu nhƣ việc áp dụng các kỹ thuật để giải quyết các mối đe doạ đã đƣợc nhận diện và định danh trong phần quy trình quản trị rủi ro tàichính nhằm ứng phó với các rủi ro tài chính tiềm ẩn trong tƣơng lai. Các doanh nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính chủ yếu sau (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015):

a) Giữ lại rủi ro tài chính để doanh nghiệp tự gánh chịu

Doanh nghiệp có thể dựa vào các nguồn lực tài chính nội bộ của doanh nghiệp để bù đắp cho tổn thất có thể xảy ra vì tần suất rủi ro tài chính xảy ra thấp, chi phí thiệt hại không cao. Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp thƣờng giữ lại rủi ro tài chính để tự doanh nghiệp gánh chịu với chi phí thấp thay vì chuyển rủi ro tài chính đó cho tổ chức khác (nhƣ doanh nghiệp bảo hiểm) với chi phí cao hơn.

b) Phòng tránh rủi ro tài chính

Phòng tránh rủi ro tài chính là kỹ thuật mà doanh nghiệp chọn một đƣờng lối hành động nhằm loại bỏ khả năng đối mặt với mối đe dọa có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể khiến cho doanh nghiệp phải điều chỉnh lại những kỳ

vọng trong tƣơng lai theo xu hƣớng hạ thấp những kỳ vọng này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (trình bày ở phần sau).

c) Chuyển rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm

Ngày nay các doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng ngày càng nhiều các dịch vụ để tiếp nhận các rủi ro tài chính xảy ra đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, nên doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm. Điều này khiến cho doanh nghiệp phải tốn kém một khoản chi phí nhất định do chi phí bảo hiểm cao. Do đó, trong một số trƣờng hợp, các doanh nghiệp thƣờng giữ lại rủi ro tài chính để doanh nghiệp tự gánh chịu hơn là phải tốn kém chi phí cao cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

d) Chuyển chức năng tạo ra rủi ro tài chính cho bên thứ ba

Doanh nghiệp có thể chuyển chức năng tạo ra rủi ro tài chính cho bên thứ ba ví dụ nhƣ doanh nghiệp cung ứng những khoản tín dụng thƣơng mại (bán chịu), thay vì phải theo dõi các khoản phải thu có rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp bán nợ cho một ngân hàng thƣơng mại chẳng hạn. Nhƣ vây, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những khoản nợ khó đòi, nợ xấu.

e) Sử dụng các công cụ phái sinh đề phòng ngừa rủi ro tài chính

Các công cụ phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai (giao sau), hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn về hàng hóa, ngoại tệ và chứng khoán. Các công cụ này sẽ đƣợc trình bày ở phần sau.

f) Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính

Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính đƣợc xem nhƣ kỹ thuật phòng ngừa rủi ro (hedging risk), có nghĩa là doanh nghiệp có biện pháp ngăn chặn trƣớc khả năng rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp có chƣơng trình phòng cháy chữa cháy nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra hỏa hoạn.

g) Giảm thiểu hay làm dịu mức độ rủi ro tài chính

Kỹ thuật này làm giảm bớt các hiệu ứng tiêu cực của rủi ro tài chính có thể xảy ra bằng các biện pháp làm giảm tác động tiêu cực của rủi ro tài chính. Ví dụ

nhƣ việc lắp đặt các túi khí trong xe hơi nhằm làm giảm thiểu sự va đập mạnh khi xảy ra tai nạn giao thông.

h) Phân tán rủi ro tài chính

Kỹ thuật phân tán rủi ro là việc áp dụng lý thuyết phân tán rủi ro. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp đầu tƣ vào nhiều quốc gia khác nhau, đầu tƣ tài chính ra bên ngoài, đầu tƣ vào nhiều chứng khoán khác nhau theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM: Capital Asset Pricing Model).

i) Triệt tiêu các rủi ro tài chính

Kỹ thuật này ứng dụng việc phân tích lợi ích – chi phí (cost/benefit analysis). Ví dụ lợi ích của việc sản xuất một sản phẩm đem lại thấp hơn chi phí phát sinh từ rủi ro tài chính thì doanh nghiệp có thể ngƣng sản xuất sản phẩm đó.

Trên đây là 9 kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính chủ yếu mà các doanh nghiệp cần cân nhắc áp dụng phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của từng doanh nghiệp nhằm quản trị rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại công ty cổ phần may sông hồng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)