1.2. Cơ sở lý luận về quản trịrủi ro tàichính
1.2.4. Đánhgiá các rủi ro tàichính thông qua các báo cáo tàichính
Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định, sử dụng các tỷ số tài chính để đo lƣờng và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại tỷ sổ tài chính khác nhau. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số nợ, các tỷ số khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trƣởng và các tỷ số giá trị thị trƣờng (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
1.2.4.1. Các tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gồm có: tỷ số thanh toán hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh toán nhanh (quick ratio). Hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh toán hiện thời đƣợc xác định dựa vào dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn phải trả
Tỷ số thanh toán hiện thời(Rc) = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Ý nghĩa của tỷ số:
Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện thời quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, khoản phải thu, hàng tồn kho ứ đọng).
b) Tỷ số thanh toán nhanh Rq (quick ratio):
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Tỷ số Rq cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sử dụng những tài sản có tính thanh khoản nhanh chuyển đổi thành tiền để chi trả các khoản nợ đến hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
1.2.4.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này đo lƣờng hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng đƣợc thiết kế để trả lời cho câu hỏi: Các tài sản đƣợc báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu?
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu
Bình quân giá trị hàng tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho của doanh nghiệp sẽ cao. Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho.
Số ngày tồn kho = =
Số ngày trong năm
Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày tồn kho của doanh nghiệp cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.
b) Kỳ thu tiền bình quân (average collection period – ACP)
Tỷ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng khoản phải thu. Nó cho biếtbình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Công thức xác định nhƣ sau:
Vòng quay khoản phải thu = =
Doanh thu
Bình quân giá trị khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = =
Số ngày trong năm
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngƣợc lại.
c) Vòng quay tài sản lƣu động (current assets turnover ratio)
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.
Vòng quay tài sản lƣu động = =
Doanh thu
Bình quân giá trị tài sản lƣu động
Tỷ số vòng quay tài sản lƣu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
d) Vòng quay tài sản cố định (fixed assets turnover ratio)
Vòng quay tài sản cố định = =
Doanh thu
Bình quân giá trị tài sản cố định ròng
Tỷ số vòng quay tài sản cố định phản ánh hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
e) Vòng quay tổng tài sản (total assets turnover ratio)
Vòng quay tổng tài sản = =
Doanh thu
Bình quân giá trị tổng tài sản
Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ảnh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu doanh thu.
1.2.4.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạtđộng kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một doanh nghiệp vay tiền, doanh nghiệp luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận đƣợc những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay đƣợc xem là tạo ra đòn bẩy. Vì thế khi doanh nghiệp muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem xét doanh nghiệp có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không?
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp (vì doanh nghiệp càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tài chính càng lớn). Ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta đánh giá đƣợc độ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp càng vay nhiều thì lãi suất càng cao.
Đối với doanh nghiệp, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình. Đòn bẩy tài chính một mặt giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông; mặt khác làm gia tăng rủi ro. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tƣ thấy đƣợc rủi ro về tài chính của doanh nghiệp từ đó dẫn đến quyết định đầu tƣ của mình (PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2002).
a) Tỷ số nợ trên tài sản D/R (Debt ratio)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = =
Tổng nợ
Tổng tài sản Doanh thu
Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp về ý nghĩa, tỷ số này cho biết (1) mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, (2) nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này quá thấp tức là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng nhƣ khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp thấp.
b) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E (Debt/Equity Ratio)
Tỷ số nợ so với chủ sở hữu đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tƣơng quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.
Đ ể
thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thƣờng xuyên (qua đó thấyđƣợc rủi ro về mặt tài chính mà doanh nghiệp phải chịu) ngƣời ra dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.
c) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng chỉ số khả năng trả lãi.Tỷ số này đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (EBIT) chia cho chi phí lãi vay.
Tỷ số khả năng trả lãi = =
EBIT Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi không.
d) Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ = =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn nhƣ doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trƣớc thuế. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ.
1.2.4.4. Các tỷ số khả năng sinh lời
a) Tỷ số lời nhuận trên doanh thu (Profit margin on sales) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b) Tỷ số sinh lợi căn bản (Basic earning power ratio)
Tỷ số này đƣợc thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chƣa kể đến ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:
Tỷ số sinh lợi căn bản = EBIT
Bình quân tổng tài sản
Tỷ số sinh lợi căn bảnphản ánh khả năng sinh lợi trƣớc thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Tỷ số này thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trƣờng hợp các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ khác nhau.
c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA (Return on total assets)
Tỷ số này đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:
Tỷ số ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
d) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on common equity) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông của công ty. Công thức tính tỷ số này nhƣ sau: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = =
Lợi nhuận dành cho cổ đông Doanh thu
ROA = Lợi nhuận ròng
Bình quân tổng tài sản
Tỷ số ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
e) Khả năng sinh lời trên doanh thu ROS (Return on sales)
ROS là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn đƣợc gọi là "lợi nhuận hoạt động". ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuấtnhƣ: tiền lƣơng, nguyên vật liệu,… (trƣớc lãi vay và thuế).
Công thức tính tỷ số này nhƣ sau:
Khả năng sinh lời trên doanh thu có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để phân tích hiệu suất của một doanh nghiệp. Tỷ số này rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty khác nhau cũng nhƣ các chỉ tiêu khác, tốt nhất ta nên so sánh ROS của công ty trong một chuỗi thời gian để tìm xu hƣớng và so sánh nó với các công ty khác trong ngành. Một tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi một tỷ lệ giảm có thể là dấu hiệu lờ mờ khó khăn về tài chính.