Về phía Công ty Cổ phần may Sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại công ty cổ phần may sông hồng (Trang 81)

4.2.3 .Rủi ro về lãi suất

4.3. Kiến nghị nhằm nâng cao khả năng quản trịrủi ro tàichính tại Công ty Cổ

4.3.1. Về phía Công ty Cổ phần may Sông Hồng

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức về rủi ro tài chính

Khi tham gia vào một sân chơi lớn, các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp cần tự nâng cao hơn nữa nhận thức về rủi ro tài chính và tầm quan trị của quản trị rủi ro tài chính, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quản trị rủi ro tài chính. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi rủi ro tài chính đang hiện diện từng ngày mà các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ Công ty Cổ phần may Sông Hồng nói riêng vẫn chƣa quan tâm đúng mức và phòng ngừa hợp lý. Công ty cần xác định rõ rủi ro tài chính là rủi ro rất quan trọng cần phải phòng ngừa, cần thấy đƣợc lợi ích phòng ngừa rủi ro tài chính mang lại.

Hiện nay, các công cụ tài chính phái sinh đƣợc xem là công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính hiệu quả, Công ty nên quan tâm, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi ro tài chính bằng công cụ tài chính phái sinh này và từ đó ứng dụng vào doanh nghiệp mình.

4.3.1.2. Thành lập Bộ phận quản trị rủi ro tài chính

* Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản trị rủi ro tài chính

+ Nhiệm vụ của bộ phận này là xây dựng chƣơng trình quản trị rủi ro tài chính đƣợc thiết kế mang tính đồng bộ, có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lƣợc phát triển của Công ty

+ Xây dựng chính sách và chiến lƣợc quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị của Công ty trên cơ sở phát huy sự trợ giúp của các chuyên gia.

+ Thiết kế, định hƣớng quản trị rủi ro tài chính ở cấp độ chiến lƣợc và chức năng. + Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, trong đó

bao gồm cả việc đào tạo về quản trị rủi ro tài chính.

+ Xây dựng chính sách và tổ chức quản trị rủi ro tài chính đối với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

+ Thiết kế và rà soát quy trình quản trị rủi ro tài chính.

+ Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tài chính trong Công ty.

+ Xây dựng các chƣơng trình ứng phó với rủi ro tài chính trong đó có các chƣơng trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên.

* Cơ cấu nhân sự Bộ phận Quản trị rủi ro: Nhân sự có thể kiêm nhiệm bao gồm đại diện Ban Giám đốc, đại diện Ban kiểm soát, quản lý phòng tài chính, quản lý phòng kế toán.

Nhƣ vậy, khi thực hiện nhóm giải pháp này, Công ty về cơ bản đã xâydựng chƣơng trình quản trị rui ro tài chính cơ bản nhƣ xác định rủi ro tài chính, mô tả rủi ro tài chính, lƣợng hóa rủi ro tài chính, phân tích rủi ro tài chính, xếp hạng rủi ro tàichính, đánh giá rủi ro tài chính, lập báo cáo rủi ro tài chính, xử lý rủi ro tài chính, theo dõi rà soát quy trình quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.

4.3.1.3. Nâng cao năng lực, trình độ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tàichính

Công ty phải tự trang bị cho mình cho mình kiến thức cần thiết về công cụ tài chính phái sinh đang rất phổ biến hiện nay để đối phó với những rủi ro tài chính có

thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây đƣợc xem là nhân tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, các công cụ tài chính phái sinh có thể bảo vệ doanh nghiệptrƣớc những rủi ro tài chính trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng phức tạp.

Ký kết các chƣơng trình đào tạo về giao dịch nghiệp vụ phái sinh cho cán bộ- nhân viên liên quan đến bộ phận quản trị rủi ro, nâng cao năng lực trình độ, sự hiểu biết để tham gia sử dụng các công cụ tài chính phái sinh hiệu quả nhất.

Tham khảo thị trƣờng, phân tích và so sánh các công cụ tài chính phái sinh do các ngân hàng cung cấp để lựa chọn sản phẩm phái sinh phù hợp, có lợi nhất cho Công ty.

4.3.2. Về phía các các cơ quan Nhà nước, các Ban ngành38

* Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

- Tạo điều kiện để các ngân hàng thƣơng mại cung ứng sản phẩm phái sinh - Nâng cao năng lực, trình độ, phát triển hệ thống thông tin quản lý của mình để cung cấp đƣợc các hợp đồng phái sinh tài chính tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Đa dạng hoá các công cụ tài chính phái sinh hơn nữa để phù hợp hơn nữa nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay

* Đối với Bộ Tài chính:

- Đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở, thiết bị cho sàn giao dịch: Xây dựng sàn giao dịch hiện đại về kỹ thuật, thông tin, phƣơng thức thực hiện, phƣơng thức thanh toán là điều cần thiết. Việc hiện đại hóa hệ thống giao dịch giúp giảm bớt những thủ tục không cần thiết và giảm bớt thời gian cũng nhƣ chi phí giao dịch.

- Vận động nhiều chủ thể tham gia thị trƣờng: Càng nhiều ngƣời tham gia vào sàn giao dịch sẽ làm cho xác suất về mức độ chênh lệch giá trên toàn thị trƣờng sẽ thu nhỏ lại, do đó giá cả sẽ càng đƣợc phản ánh theo đúng quy luật cung, cầu và sẽ ổn định hơn.

Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị của tác giả trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan để đƣa ra những ý kiến đóng góp về công tác quản trị tài chính của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở phân tích thực tiễn những nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro tài chính, thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính tại Công ty. Những giải phâp đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở xem xét các đặc điểm rủi ro tài chính cụ thể của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất kiến nghị đối với Bộ Tài chính, với Ngân hàng Nhà nƣớc cung ứng sản phẩm phái sinh nhằm nâng cao hiệu quả của các sản phẩm tài chính phái sinh và hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính này cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Từ việctổng quan tình hình nghiên cứu, trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tài chính tại chƣơng 1, phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng tại chƣơng 3, tác giả đã nhận diện một số rủi ro tài chính tại Công ty trong thời gian từ 2012 đến năm 2016. Thông qua việc phân tích đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Công ty. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Tài Chính nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần May Sông Hồng nói riêng dễ dàng tiếp cận đƣợc với các công cụ quản trị rủi ro tài chính với chi phí thấp nhất.

Năm 2016 vừa qua, Hiệp định Đối tác Thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) chính thức đƣợc thông qua đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức mà cạnh tranh là không thể tránh khỏi, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàCông ty Cổ phần May Sông Hồng nói riêng cần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp mình thông qua việc sử các công cụ tài chính phái sinh hiệu quả để có đƣợc lợi thế cạnh tranh và phòng ngừa các rủi ro tài chính một cách tốt nhất. Tuy nhiên, năm 2017 với sự thay đổi không lƣờng trƣớc đƣợc về các chính sách trên thế giới cũng đã phần nào gây ra rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp dệt may khi mà họ đã đầu tƣ khá nhiều nguồn lực tài chính để nắm bắt cơ hội, Công ty Cổ phần May Sông Hồng cũng đã đầu tƣ khá nhiều nguồn lực tài chính dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao, hàng tồn kho lớn…Điều đó cho thấy quản trị rủi ro tài chính thật sự là cần thiết và quan trọng trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những cố gắng nhƣng do trình độ, năng lực và thời gian có hạn nên bài luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong đƣợc sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo giúp em hoàn thiện hơn bài luận văn của mình.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Minh Tuấn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài luận văn này !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Cành, 2009. Quản trị tài chính. Hồ Chí Minh. TP HCM: NXB Đại học Quốc Gia.

2. Phan Thị Nhi Hiếu, 2015. Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia.Hà Nội: NXB Kinh Tế. 3. Vũ Mạnh Hùng, 2012. Tác động của chính sách tài chính – tiền tệ đến tình hình

tài chính của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế.Học

viện Khoa học Xã hội.

4. Phạm Anh Khoa, 2015. Quản trịrủi ro tài chínhtại Tổng công ty may Nhà Bè.Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tếTP.HCM.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống kê 6. Nguyễn Minh Kiều, 2014. Quản trị rủi ro tài chính. Hà Nội: NXB Thống kê 7. Vũ Minh, 2013. Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 3 (2013), trang 53-60.

8. Nguyễn Hoàng Nam, 2002.Rủi ro tài chính thực tiễn và phương pháp đánhgiá. Hà Nội: NXB Tài Chính.

9. Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt, 2016. Báo cáo ngành dệt may – da giày. Tháng 3 năm 2016.

10. Bùi Hữu Phƣớc và cộng sự, 2015. Tài chính doanh nghiệp. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP HCM

11. Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2011-2013. Tài chính phát triển. Bài giảng 5- Khủng hoảng tài

chính. Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fullbright niên khóa 2011-2013.

12. Lâm Thị Thuỳ Trang, 2010. Ứng dụng các sản phẩmphái sinh để quản trị rủi ro

tài chính tại các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản An Giang. Luận văn Thạc sĩ

kinh tế. Đại học Kinh tếTP.HCM.

13. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006. Quản TrịRủi Ro Tài Chính. NXB Thống Kê 14. Phan Thanh Tròn, 2011. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Quản trịrủi ro tài chính

cácdoanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật. Đại học Kinh tếTP.HCM.

15. Đoàn Thị Hồng Vân, 2009. Quản trị Rủi ro & Khủng hoảng. Hà Nội: NXB Lao Động – Xã Hội.

Tài liệu nƣớc ngoài

16. Don M Chance - Robert Brooks, 2016. An Introduction to Derivatives and Risk Management.

17. Karen A. Horcher, 2005. Essentials of financial risk management. John Wiley & Sons, Inc;

18. Peter F. Christoffersen, 2013.Elements of Financial Risk Management.

Academic Press;

19. Philippe Jorion, 2003.Financial Risk Manager, Handbook 2nd Ed, John Wiley & Sons, Inc.

Các website tham khảo

20. Tuấn Anh (tổng hợp), 2017.Dệt may Việt Nam: Những khó khăn đã được dự

báo trước.http://vietnambiz.vn/det-may-viet-nam-nhung-kho-khan-da-duoc-du-

bao-truoc-15180.htmlNgày truy cập 22/07/2017

21. Minh Hữu, 2017. Năm 2017, xuất khẩu dệt may tiếp tục gặp khó. http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/nam-2017-xuat-khau-det-may-tiep-tuc- gap-kho-315606.html.Ngày truy cập 22/07/2017

22. Nguyễn Thị Lan, Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, 2016. Triển vọng

của dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài đăng trên Tạp chí Tài

chính kỳ 2, tháng 3 năm 2016. http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te- dau-tu/trien-vong-cua-det-may-viet-nam-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau-

80095.htmlNgày truy cập 20/07/2017

23. Nguyên Phƣơng, 2016.Ngành dệt may đang gặp thách thức trước rủi ro xóa bỏ TPP.http://vietstock.vn/2016/11/nganh-det-may-dang-gap-thach-thuc-truoc-rui- ro-xoa-bo-tpp-768-505356.htmNgày truy cập 20/07/2017

24. Đỗ Huyền Trang, Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, 2016. Ngành Dệt May

Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ TPP . Tạp chí Tài chính kỳ 2, tháng 7 năm 2016.

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nganh-det- may-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-tu-tpp-90013.html.Ngày truy cập 20/07/2017

PHỤ LỤC SỐ 01

BẢNG HỎI KHẢO SÁT

ÁP DỤNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

PHẦN I: THÔNG TIN VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI

1. Họ và Tên ngƣời trả lời câu hỏi: ……… 2. Chức danh ngƣời trả lời: ……… 3. Kinh nghiệm làm việc của ngƣời trả lời:……… PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT

I. TỔNG QUAN CHUNG

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết tình hình doanh thu của Công ty Sông Hồng qua các năm 2012 đến 2016 và mục tiêu doanh thu trong giai đoạn tới từ năm 2017 đến năm 2020?

Câu 2: Theo anh/chị: Mức độ áp dụng quản trị rủi ro tài chính trong công ty đang thực hiện ở?

a. Chƣa áp dụng

b. Chƣa áp dụng nhƣng đang lên kế hoạch để triển khai áp dụng c. Đã áp dụng nhƣng chƣa triệt để

d. Đã áp dụng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh

Câu 3: Nếu trả lời ý c của câu 2: theo anh/chị lý do chính công ty áp dụng quản trị rủi ro tài chính nhƣng chƣa triệt để là?

a. Không có bộ phận kiểm soát rủi ro tài chính độc lập với bộ phận tài chính – kế toán

b. Có bộ phận kiểm soát rủi ro tài chính nhƣng chƣa hoạt động hiệu quả c. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính chƣa đƣợc thực hiện d. Không phát hiện hoặc dự báo các rủi ro tài chính kịp thời

Câu 4: Công ty có gặp phải những rủi ro tài chính nhƣ dƣới đây không và mức độ ảnh hƣởng của chúng nhƣ thế nào?

Nhận dạng các rủi ro tài chính có thể xảy ra tại công ty Mức độ ảnh hƣởng 1 2 3 4 5 Không xảy ra Ảnh hƣởng ít Không có ý kiến Ảnh hƣởng lớn Ảnh hƣởng rất lớn 4.1 Rủi ro về hiệu quả hoạt động

4.2 Rủi ro về khả năng thanh toán 4.3 Rủi ro về khả năng sinh lời 4.4 Rủi ro về lãi suất vay 4.5 Rủi ro về tỷ giá hối đoái 4.6 Rủi ro về cấu trúc tài chính

Câu 5: Công ty có thực hiện phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của chúng không?

Phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính tại công ty

Mức độ ảnh hƣởng 1 2 3 4 5 Không xảy ra Ảnh hƣởng ít Không có ý kiến Ảnh hƣởng lớn Ảnh hƣởng rất lớn 5.1 Nguyên nhân trực tiếp

5.2 Nguyên nhân gián tiếp

Câu 6: Quản trị rủi ro tại công ty có đƣợc thực hiện nhƣ các nội dung dƣới đây không và mức độ nhƣ thế nào?

Các nội dung quản trị rủi ro tại công ty đƣợc thực hiện theo những nội dung nào?

Mức độ 1 2 3 4 5 Không thực hiện Ít khi thực hiện Không có ý kiến Thực hiện nhƣng Thực hiện tốt

chƣa tốt 6.1 Nhận dạng – Phân tích – Đo lƣờng rủi ro

6.2 Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro 6.3 Tài trợ rủi ro

6.4 Biến rủi ro thành cơ hội

Câu 7: Các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính đƣợc áp dụng tại công ty và mức độ áp dụng nhƣ thế nào?

Các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính đƣợc áp dụng tại công ty Mức độ áp dụng 1 2 3 4 5 Không áp dụng Ít khi áp dụng Không có ý kiến Áp dụng nhƣng chƣa tốt Áp dụng tốt 7.1 Giữ lại rủi ro tài chính để doanh nghiệp tự

gánh chịu

7.2 Phòng tránh rủi ro tài chính

7.3 Chuyển rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm

7.4 Chuyển chức năng tạo ra rủi ro tài chính cho bên thứ 3

7.5 Sử dụng các công cụ phái sinh đề phòng ngừa rủi ro tài chính

7.6 Giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tài chính 7.7 Giảm thiểu hay làm dịu mức độ rủi ro tài

chính

7.8 Phân tán rủi ro tài chính 7.9 Triệt tiêu các rủi ro tài chính

Câu 8: Các công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính đƣợc áp dụng tại công ty và mức độ áp dụng nhƣ thế nào?

Các công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính đƣợc áp dụng tại công ty

Mức độ áp dụng 1 2 3 4 5 Không áp dụng Ít khi áp dụng Không có ý kiến Áp dụng nhƣng chƣa tốt Áp dụng tốt 8.1 Bảo hiểm 8.2 Hợp đồng kỳ hạn 8.3 Hợp đồng tƣơng lai 8.4 Hợp đồng hoán đổi 8.5 Hợp đồng quyền chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại công ty cổ phần may sông hồng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)