Phòng bệnh Chlamydophilosis

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm chlamydophila psittaci trên gà tại khánh hòa (Trang 26)

Đã có nhiều nghiên cứu chế tạo vắc-xin phòng bệnh do Cp. psittaci gây ra trên gia cầm. Tuy nhiên, các vắc-xin này chỉ mới được đánh giá trong phòng thí nghiệm và vẫn chưa có vắc-xin lưu hành trên thị trường. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng vắc-xin nhược độc hoặc vắc-xin toàn khuẩn vô hoạt có thể phòng được bệnh do Cp. psittaci gây ra (Woldehiwet, 2008). Vắc-xin DNA và vắc-xin tái tổ hợp cũng đã được nghiên cứu. Sử dụng vắc-xin có thể làm giảm sự lây lan và thải vi khuẩn trong đàn (Verminnen và cs., 2005; Zhou và cs., 2007).

Người ta tin rằng đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn họ

Chlamydiaceae chịu ảnh hưởng trước tiên bởi hoạt động của các tế bào lympho T hỗ trợ tuýp 1 (TH1) có CD4+, lympho T có CD8+, thực bào đơn nhân, và cytokine được tiết ra từ các tế bào này. Thêm vào đó, vai trò của các kháng thể trong dịch tiết niêm mạc cũng không kém phần quan trọng. Kháng nguyên duy nhất của vi khuẩn chlamydiae được xác định không rõ ràng là protein màng ngoài ( MOMP). Tuy nhiên, những nỗ lực phát triển vaccine phòng chlamydiae dựa trên MOMP nhìn chung đã thất bại, nguyên nhân có thể là do các chất kháng nguyên đã không gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào kích thích bởi các epitope của vi khuẩn bản địa. HIện nay, DNA plasmid biểu hiện protein MOMP của chủng vi khuẩn Cp. psittaci serovar A gây bệnh trên gia cầm đã được thí nghiệm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tây sạch bệnh đối với chủng vi khuẩn này và hiệu quả bảo vệ đạt được cũng tương đối tốt (Vanrompay và cs., 2001, 1999).

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm chlamydophila psittaci trên gà tại khánh hòa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)