Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành xây dựng tại đà nẵng nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình đô thị đà nẵng (Trang 33 - 35)

10. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, xây lắp là chủ yếu (>80%).Hoạt động tốt trong gia

3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến ngành

Việc cạnh tranh để tranh giành ảnh hƣởng, xoay chuyển cục diện chính trị thế giới theo lợi ích của các cƣờng quốc sẽ gây ra các hệ lụy rất lớn cho nền chính trị, kinh tế thế giới. Nƣớc ta đã thiết lập đối tác chiến lƣợc với hầu hết các cƣờng quốc trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nƣớc, hạn chế rủi ro về chính trị.

Với vị trí địa chính trị thuận lợi, tuy còn những vƣớng mắc về chủ quyền với Trung Quốc (một siêu cƣờng đang thách thức vị trí siêu cƣờng duy nhất của Mỹ) nhƣng Việt Nam vẫn thu hút đƣợc sự quan tâm của các nƣớc lớn. Với đƣờng lối đối ngoại hiện nay của nƣớc ta, dự báo đến năm 2020 nền chính trị vẫn tiếp tục ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

Với lợi thế môi trƣờng chính trị ổn định, vị trí thuận lợi, dân số vàng và môi trƣờng đầu tƣ đang dần thay đổi tích cực, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm thu hút các nhà đầu tƣ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, những sự cạnh tranh của các cƣờng quốc cũng có thể làm dịch chuyển nguồn vốn đầu tƣ sang Việt Nam, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho ngành xây dựng.

* Môi trƣờng kinh tế.

Suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008 ảnh hƣởng đến hầu hết các khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ, SXKD trong nƣớc rơi vào khó khăn. Trƣớc những khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc, năm 2011 chính phủ ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về “những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”, đầu tƣ công bị kiểm soát chặt chẽ nên làm giảm đà tăng trƣởng của ngành xây dựng. Đến năm 2014 nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa có dấu hiệu hồi phục, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ tiến hành đƣợc ba năm vẫn chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến rõ rệt cho nền kinh tế. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tình hình khó khăn vẫn còn tiếp điễn đến hết năm 2016 và nền kinh tế sẽ dần hồi phục những năm sau đó.

Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô và các điều kiện khác đƣợc cải thiện cộng thêm việc gia nhập TPP, nhiều chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới sẽ chứng kiến

những làn sóng đầu tƣ FDI vào Việt Nam. Đáng kể trong đó là các làn sóng đến từ DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU. Bên cạnh đó, sự hồi phục của thị trƣờng chứng khoán, những cơ chế trong thị trƣờng tài chính tốt hơn sẽ thu hút nguồn vốn FPI. Đây chính là những cơ hội việc làm, cơ hội nâng cao nguồn vốn kinh doanh cho các DN biết tận dụng thời cơ.

Bên cạnh các hình thức đầu tƣ BT, BOT, BOO, việc Chính phủ triển khai thực hiện hình thức PPP đã tạo nên các cơ hội mới cho các DN trong việc lựa chọn dự án và phƣơng pháp đầu tƣ. Vấn đề ở đây là các dự án thực hiện theo hình thức PPP thƣờng là rất lớn, vì vậy để thực hiện theo phƣơng thức này các DN có nguồn vốn hạn chế, ngoài năng lực nắm bắt các cơ hội đầu tƣ, cần có các đối tác chiến lƣợc có nguồn lực mạnh nhƣ ngân hàng, nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính…

* Môi trƣờng pháp luật.

Sự ra đời của luật xây dựng năm và luật đấu thầu năm 2003 là bƣớc tiến rất lớn trong việc quản lý Nhà nƣớc về xây dựng. Tuy nhiên trong 10 năm qua luật và các văn bản dƣới luật có nhiều thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho các DN trong ngành. Hơn nữa có nhiều văn bản hƣớng dẫn luật không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng luật theo những cách hiểu khác nhau gây lãng phí thời gian và thiệt hại cho nhà thầu.

Ngoài ra, Trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác nhƣ luật đất đai, luật nhà ở…Các luật này có những quy định chồng chéo thậm chí mâu thuẩn nhau càng gây thêm nhiều khó khăn cho DN.

Đến năm 2014 Quốc hội đã ban hành luật xây dựng và đấu thầu mới, luật đầu tƣ công cũng ra đời và các sữa đổi bổ sung của các đạo luật liên quan tạo nên những quy định mới chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn. Từ đó chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong thời gian tới môi trƣờng pháp luật trong ngành xây dựng càng ngày càng đƣợc hoàn thiện và tiệm cận hơn với chuẩn mực quốc tế. Thực tiễn này đòi hỏi các DN trong ngành phải điều chỉnh cách tƣ duy, cách làm cho phù hợp trong môi trƣờng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành xây dựng tại đà nẵng nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình đô thị đà nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)