CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Giải pháp đối với những hạn chế trong chính sách, quy trình, chuẩn
4.1.2. Đối với việc hoàn thiện các chuẩn mực, chính sách pháp luật liên
quan đến hoạt động kiểm toán
Trong xu thế toàn cầu hoá - đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, mỗi nƣớc là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ giữa các nƣớc về tất cả các mặt có tính hữu cơ và sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự hội nhập ấy mỗi quốc gia đều cố gắng tìm kiếm những cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của quốc gia mình và hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hƣởng và thiệt hại mà sự hội nhập gây ra. Để làm đƣợc điều đó,mỗi nƣớc đề phải tuân thủ theo từng quy định, luật lệ chung của thế giới, có vậy mới là bình đẳng trong cuộc chơi và có vậy ngƣời ta mới cho mình đƣợc tham gia sân chơi chung của mỗi sân chơi lớn nhất và bình đẳng nhất thế giới. Để đƣợc kết nạp là một thành viên của WTO đƣơng nhiên chúng ta phải tuân thủ những quy định chung của WTO và các thoả thuận riêng với từng quốc gia là thành viên của tổ chức này cũng theo những quy định của WTO. Sở dĩ nhƣ vậy là do cơ chế mở cửa WTO cho mỗi nƣớc thành viên đƣợc tìm kiếm các cơ hội và thảo luận sao cho có lợi nhất cho mỗi bên do mỗi quốc gia có các điều kiện, luật chơi khác nhau. Về kinh tế là nhƣ vậy, thuế, ngân sách cũng sẽ phải chịu sự ràng
buộc về tính minh bạch và tiết kiệm, hiệu quả nhƣ các quy định của tổ chức này. Đối tƣợng của Kiểm toán Nhà nƣớc sẽ phải tuân thủ các quy định đó thì đƣơng nhiên các hoạt động và mục tiêu của Kiểm toán Nhà nƣớc cũng phải có sự tƣơng đồng với cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc của các nƣớc là thành viên WTO. Mặt khác, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức INTOSAI từ tháng 4 năm 1996 và là thành viên của tổ chức ASOSAI từ tháng 1 năm 1997. INTOSAI là tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ năm 1953 và đến nay đã có 178 nƣớc là thành viên, ASOSAI là tổ chức các cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc châu á đƣợc thành lập từ năm 1978 và đến nay đã có 35 nƣớc là thành viên.
Xuất phát từ những lý do khách quan đó Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam phải cần tuân thủ những quy định mang tuy không mang tính bắt buộc của các tổ chức này, vận dụng những quy định mang tính hƣớng dẫn trong khuyến cáo của INTOSAI và ASOSAI. Các nƣớc đi trƣớc đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc sao cho hiệu quả nhất, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam cần phải học tập và đƣa các quy định chung đó vào áp dụng tại Việt Nam một cách có hiệu quả nhất, theo hƣớng:
Thứ nhất, Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nƣớc Việt nam phù hợp với các quy định của pháp luật. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc quy định hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu tác nghiệp trong hoạt động kiểm toán, do vậy trƣớc hết hệ thống này phải dựa trên nền tảng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nƣớc bao gồm: Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi và đối tƣợng kiểm toán, v.v đƣợc quy định trong Luật Kiểm toán nhà nƣớc; các quy định của Luật Kế toán và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (bao gồm các Chuẩn mực kế toán chung và Chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công); đồng thời, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc phải đảm bảo sự phù hợp với các quy định
pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực kinh tế - tài chính (đặc biệt là trong lĩnh vực công).
Thứ hai, Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc theo hƣớng phù hợp với các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý, kiểm soát các hoạt động tài chính công. Đây là yêu cầu cơ bản để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán nhà nƣớc. Việc hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc cần đƣợc xem xét, tham chiếu với các Hệ thống Chuẩn mực do INTOSAI, ASOSAI và IFAC soạn thảo; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số cơ quan Kiểm toán tối cao ở các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, các quốc gia phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tƣơng đồng với Việt Nam nhằm đảm bảo sự tƣơng thích của Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa các phƣơng pháp kiểm toán, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc Việt nam theo hƣớng chi tiết hóa theo từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động kiểm toán. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc ban hành năm 1999 chủ yếu áp dụng cho loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, để mở rộng các loại hình hoạt động kiểm toán phù hợp với các quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc ngoài những Chuẩn mực chung cần xây dựng các nhóm chuẩn mực hƣớng dẫn cụ thể theo từng loại hình hoạt động kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, v.v); đồng thời, xây dựng văn bản hƣớng dẫn cụ thể theo từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc (kiểm toán ngân sách, kiểm toán đầu tƣ - dự án, kiểm toán doanh nghiệp, v.v).
Thứ tư, Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của Kiểm toán Nhà nƣớc. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc chỉ đạo, các quy tắc tác nghiệp của Kiểm toán Nhà nƣớc, để đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả việc hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc phải đƣợc thực hiện theo một lộ trình hợp lý đảm bảo sự tƣơng thích của nó với sự phát triển các loại hình, các lĩnh vực kiểm toán; đảm bảo sự phù hợp với trình độ của Kiểm toán viên nhà nƣớc; phù hợp với lộ trình hiện đại hóa công nghệ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc, v.v.
Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán - nội dung quan trọng trong lộ trình hoàn thiện công nghệ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc, nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả kiểm toán và tăng cƣờng hiệu lực pháp lý của các kiến nghị kiểm toán. Việc hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán hiện đang trở thành vấn đề có tính cấp bách đối với Kiểm toán Nhà nƣớc không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng kiểm toán, mở rộng phạm vi và các loại hình hoạt động kiểm toán mà còn là yêu cầu tất yếu khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc xác định phƣơng hƣớng, giải pháp và lộ trình thực hiện phù hợp với những quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với yêu cầu phát triển của Kiểm toán Nhà nƣớc và xu hƣớng hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nƣớc .