Đối với việc hoàn thiện Quy trình kiểm toán doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng của kiểm toán nhà nước chuyên ngành IA (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Giải pháp đối với những hạn chế trong chính sách, quy trình, chuẩn

4.1.1. Đối với việc hoàn thiện Quy trình kiểm toán doanh nghiệp của

toán nhà nước

Hiện nay, các KTV thuộc KTNN chuyên ngành Ia mới chỉ thực hiện thủ tục phân tích trên các chỉ tiêu tài chính mà chƣa đánh giá đƣợc các chỉ tiêu phi tài chính. Khi đánh giá các chỉ tiêu tài chính, KTV mới chỉ tập trung phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, mối quan hệ tƣơng quan giữa doanh thu và chi phí, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, đánh giá khả năng thanh toán, đánh giá khả năng sinh lời. Tuy nhiên việc tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các năm còn mang tính tƣơng đối, chƣa xem xét đến các doanh nghiệp cùng ngành và sự ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến tính biến động của các chỉ tiêu đó…

Do đó, để khắc phục nhƣợc điểm này, KTNN nói chung và KTNN chuyên ngành Ia nói riêng cần xây dựng hệ thống phƣơng pháp hƣớng dẫn thực hiện các thủ tục phân tích sâu hơn nữa các chỉ tiêu tài chính kết hợp đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính để đem lại những đánh giá sơ bộ phục vụ công tác lập KHKT của Tổ kiểm toán. Các chỉ tiêu phi tài chính nhƣ mức độ hài lòng trong chính sách đãi ngộ của ngƣời lao động, việc chấp hành nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản nghĩa vụ với NSNN, sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng hàng hóa và thời gian hoàn thành đơn hàng, thời gian thanh toán đối với nhà cung cấp... Các chỉ tiêu tài chính cần đƣợc xây dựng phân chia theo từng nhóm tùy thuộc vào ý nghĩa của chỉ tiêu đó và cụ thể hóa bảng giá trị để đánh giá chỉ tiêu từ đó có sự so sánh để đƣa ra nhận định về các chỉ tiêu chính xác nhất.

Đối với việc xác định trọng yếu kiểm toán

Đối với những tồn tại trong việc xác định trọng yếu kiểm toán tại KTNN chuyên ngành Ia nói riêng và KTNN nói chung cần đƣợc giải quyết để nâng cao hơn nữa chất lƣợng lập KHKT. Tuy việc xác định trọng yếu kiểm toán đã đƣợc áp dụng trong khi lập KHKT của Đoàn kiểm toán nhƣng đối với Tổ kiểm toán tại KTNN chuyên ngành Ia thì nội dung về trọng yếu kiểm toán tuy đã đƣợc xây dựng nhƣng chƣa đƣợc các Tổ kiểm toán áp dụng linh hoạt trong quá trình chọn mẫu kiểm toán. Đối với công tác xác định trọng yếu kiểm toán đƣợc thực hiện theo hai bƣớc nội dung:

Trong bƣớc xác định mức trọng yếu tổng thể: KTNN cần xây dựng bảng xác định mức trọng yếu cho toàn BCTC dựa trên xác định mối quan hệ giữa rủi ro đã đƣợc xác định và trọng yếu kiểm toán cần tính. Đối với Bảng cân đối kế toán, KTV cần xây dựng mức trọng yếu cho tổng thể các chỉ tiêu, mức trọng yếu sẽ dựa trên giá trị của chỉ tiêu là Tổng tài sản hay Tổng nguồn vốn, mức trọng yếu tổng thể là 5% đến 20% giá trị tổng Tài sản hoặc Nguồn vốn tùy thuộc vào rủi ro phát hiện đƣợc xác định; đối với Báo cáo kết quả kinh doanh, mức trọng yếu thƣờng dựa trên giá trị của Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc Lợi nhuận trƣớc thuế, mức trọng yếu tổng thể là 5% đến 20% giá trị Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trƣớc thuế... Đối với mức rủi ro phát hiện đã xác định và mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro, KTV sẽ đƣa ra mức trọng yếu tƣơng ứng theo phần trăm giá trị của chỉ tiêu lựa chọn. Tuy nhiên, việc đƣa ra đƣợc mức phần trăm để xác định ra mức trọng yếu lại phụ thuộc vào đánh giá của KTV, vì vậy, KTNN cần xây dựng hƣớng dẫn cụ thể hơn nữa để giúp các KTV áp dụng trong quá trình xác định rủi ro kiểm toán cho phù hợp.

Đối với việc xác định rủi ro kiểm toán

Từ các tồn tại trong việc xác định rủi ro kiểm toán đƣợc nêu trên, KTNN cần có những bƣớc công việc để nâng cao chất lƣợng xác định rủi ro kiểm toán nhƣ:

Thứ nhất, xây dựng các phần mềm đánh giá rủi ro kiểm toán: hiện nay KTNN chƣa xây dựng đƣợc phần mềm chung cho toàn ngành về đánh giá rủi ro kiểm toán, do đó, giải pháp đƣa ra những kỹ thuật để đánh giá về các loại rủi ro nói chung. Trong phần mềm đƣợc thiết kế sẽ bao gồm các câu hỏi và KTV trong quá trình thu thập thông tin để lập KHKT sẽ trả lời các câu hỏi đó, từ đó phần mềm sẽ tính toán để đánh giá đƣợc các loại rủi ro tƣơng xứng.

Thứ hai, KTNN nên phân nhóm và có các hƣớng dẫn đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng loại hình doanh nghiệp giúp KTV dễ dàng trong việc đánh giá. Hiện nay, tại KTNN chuyên ngành Ia cũng đã đánh giá theo nhóm từng loại hình doanh nghiệp tuy nhiên việc đánh giá này lại chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc của KTV. KTNN nên xây dựng một hệ thống phân loại đánh giá từng rủi ro theo từng loại hình và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, KTNN cần xây dựng hệ thống phƣơng pháp để đánh giá về KSNB nhƣ: sử dụng lƣu đồ hoặc bảng câu hỏi kiểm soát. Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng cần đảm bảo đƣợc việc KTV nắm đƣợc KSNB của đơn vị đƣợc xây dựng đến đâu và hoạt động nhƣ thế nào. Tuy nhiên bảng câu hỏi kiểm soát còn bộc lộ nhiều yếu điểm nhất định thì việc sử dụng lƣu đồ trong quá trình tìm hiểu về KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là một lựa chọn hợp lý. Lƣu đồ là một phƣơng pháp mô tả lại cấu trúc của KSNB hiệu quả nhất, do đó, nếu KTV thu thập đƣợc các thông tin về KSNB và thể hiện qua lƣu đồ sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quan nhất về KSNB của đơn vị mình kiểm toán. Tuy nhiên, có một yếu điểm của phƣơng pháp này là mất thời gian hơn so với các phƣơng pháp khác nhƣng bằng chứng đem lại có nhiều giá trị sử dụng và đem lại kết quả chính xác hơn. Để tăng cƣờng hiệu quả của phƣơng pháp này, KTNN nên xây dựng những hƣớng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, hệ thống các ký hiệu quy ƣớc áp dụng thống nhất trong toàn ngành.

Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc quan trọng và có liên quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ.

Ngoài ra, đối với việc nghiên cứu KSNB để xác định rủi ro kiểm soát, hiện tại, KTNN chƣa nghiên cứu đủ năm yếu tố cấu thành nên KSNB bao gồm: môi trƣờng kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và giám sát. Do đó, khi thực hiện thu thập các thông tin về KSNB, KTV cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về năm yếu tố trên để đƣa ra đƣợc đánh giá xác đáng nhất về KSNB của đơn vị đƣợc kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp thuộc bộ quốc phòng của kiểm toán nhà nước chuyên ngành IA (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)