Luận văn giới thiệu một số phần hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Cơ quan giải trình chính phủ Hoa Kỳ
Thứ nhất, kiểm toán tài sản cố định hữu hình (TSCĐ) Mục tiêu kiểm toán
1. Tài sản cố định đƣợc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán hiện hành. Việc áp dụng các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán nhất quán giữa các niên độ kế toán
2. Giá trị của tài sản cố định đƣợc phản ánh trên sổ sách kế toán một cách chính xác và hợp lý
3. Tài sản cố định đƣợc hạch toán đầy đủ, thuộc quyền sở hữu của đơn vị, do đơn vị sử dụng
Bảng 1.1. Phƣơng pháp kiểm toán tài sản cố định và mục tiêu cần đạt đƣợc
STT Phƣơng pháp Mục
tiêu
1 - Xem xét, đánh giá tính nhất quán của các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị giữa các niên độ kế toán và sự tuân thủ của các chính sách kế toán với các chuẩn mực kế toán hiện hành.
1
2 - Xem xét tính hợp lý của tài sản cố định: 2,3
3 - Rà soát sổ chi tiết TSCĐ để xác định các khoản biến động bất thƣờng (KTV có thể đối chiếu việc mua sắm tài sản với kế hoạch mua sắm tài sản cố định của đơn vị, sử dụng các thông tin, kiên thức về đơn vị, ngành nghề kinh doanh của đơn vị)
2
4 - Phỏng vấn lãnh đạo đơn vị về nguyên nhân của những khoản có biến động bất thƣờng;
- Thu thập các bằng chứng cho giải thích của lãnh đạo đơn vị, xem xét phƣơng pháp tính khấu hao của đơn vị, đánh giá tính hợp lý của thời gian tính khấu hao của TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ- Tiến hành tính toán lại khấu hao TSCĐ trong năm
- Xem xét việc tính lãi lỗ của các khoản thanh lý TSCĐ, kiểm tra chứng từ kế toán của các khoản thanh lý TSCĐ
- Xem xét giá trị TSCĐ và cân nhắc việc ghi giảm TSCĐ nếu cần thiết 2
5 - Xem xét các khoản sửa chữa lớn để ghi tăng vốn và ghi giảm chi phí 3
6 - Kiểm tra về số học bảng cân đối TSCĐ, đối chiếu số dƣ trên bảng cân đối với sổ cái và sổ chi tiết
- Kiểm tra hồ sơ chi tiết của TSCĐ có giá trị lớn
3
Bảng 1.2. Bài học kinh nghiệm trong kiểm toán doanh nghiệp xây lắp Phƣơng pháp kiểm toán tại doanh nghiệp B
- Kiểm toán quản lý và sử dụng tài sản, vật tƣ, tiền vốn + Kiểm toán tài sản cố định, cần lƣu ý:
Khi kiểm toán tăng, giảm TSCĐ cần lƣu ý kiểm tra về thủ tục mua sắm, đầu tƣ TSCĐ có đúng chế độ Nhà nƣớc quy định không? Ngoài ra cần xem xét chứng từ, sổ kế toán theo dõi tăng, giảm, trích khấu hao và những thủ tục tăncg TSCĐ có đầy đủ, đúng quy định hay không? Kiểm toán viên cần kiểm tra việc trích khấu hao có đúng quy định, hạch toán số liệu tăng TSCĐ; phân bổ khấu hao trừ TSCĐ có chính xác không? Số liệu phản ánh trong Báo cáo tài chính của các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn…có khớp đúng với báo cáo kiểm kê cuối năm không?
+ Kiểm toán vật tƣ, tiền vốn cần lƣu ý:
Việc kiểm kê vật tƣ, nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa, thành phần dở dang… có phản ánh số lƣợng, giá trị đầy đủ không? Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho có chính xác không? Việc xác định giá trị hàng tồn kho không chính xác sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Kiểm toán viên cần kiểm tra các biên bản kiểm kê thực tế hàng hóa, thành phẩm, vật tƣ nguyên liêu, tiền vốn tại thời điểm cuối năm để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính. Việc theo dõi, quản lý, đối chiếu xác nhận công nợ phải thu, phải trả cuối năm đã thực hiện nhƣ thế nào? Đặc biệt chú trọng về công nợ phải thu khó đòi; Lƣu ý số dƣ của công nợ phải trả, các khoản chi phí trích trƣớc, chi phí phải trả…
- Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, giá vốn, HTK, thu nhập khác và chi phí khác:
+ Kiểm toán doanh thu và các khoản thu nhập khác cần lƣu ý:
Kiểm toán việc ghi nhận doanh thu có phù hợp không? Các khoản lãi đƣợc phân chia ở các liên doanh, liên kết, thu cho thuê tài sản...có hạch toán đầy đủ, đúng quy định hay không? Cần chú ý thời điểm phát sinh các nghiệp vụ và nội dung chi tiết, số liệu các khoản thu nhập này.
+ Kiểm toán thu nhập khác, chi phí khác: kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ phát sinh trong năm, hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, chứng từ thu tiền…và các chứng từ gốc khác có liên quan; đối chiếu với sổ kể toán và Báo cáo tài chính.
- Kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh
+ Chi phí tiền lƣơng: Kiểm toán viên cần kiểm tra việc tính toán, hạch toán, quản lý, phân phối và quyết toán quỹ tiền lƣơng có đúng quy định của Nhà nƣớc, có chính xác không? Cơ sở xác định đơn giá tiền lƣơng có chính xác không?
+ Chi phí nhiên, nguyên vật liệu chính: KTV cần xác định giá NVL, định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, xác định xem chi phí, NVL đã hạch toán đúng chƣa?
+ Chí phí quản lý: Các khoản chi phí quản lý phải xác định hợp lý, hợp lệ; phải có định mức, có phải là chi phí thực, tƣơng ứng với doanh thu, phải có hóa đơn chứng từ theo quy định. Cần kiểm tra các nội dung phân bổ chi phí xem các khoản chi phí này đã phân bổ đúng kỳ chƣa? Có phù hợp với chế độ quy định không?
- Kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc:
+ Xác định tính đúng, đủ tỷ lệ từng loại thuế và phí theo quy định hiện hành. Chú ý kiểm tra thời gian phát sinh, tính hợp pháp các hóa đơn; hồ sơ chứng từ có liên quan khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hoàn thuế GTGT để phát hiện sai sót, gian lận về thuế.
nhập chịu thuế và thuế TNDN có đúng không?
+ Xác định số còn phải nộp năm trƣớc chuyển sang, số đƣợc miễn giảm, số đƣợc hoàn, số phải nộp trong năm và số còn phải nộp cuối năm của các loại thuế phải thanh toán với Ngân sách nhà nƣớc có đầy đủ, chính xác không, Kiểm toán doanh thu tài chính, chi phí tài chính: đối chiếu hồ sơ, chứng từ với sổ kế toán để xem xét tính chính xác và đúng kỳ.
(Hồ sơ kiểm toán, 2014)