1.2. Cơ sở lý luận về kiểm toán Báo cáo tài chính các doanh nghiệp Nhà
1.2.5. Những vấn đề lý luận cơ bản của kiểm toán Báo cáo tài chính
doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ia
1.2.5.1.Xây dựng Kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành Ia.
Khái niệm về kiểm toán của tác giả Alvin A. Arens và James K. Loebbeck (Mỹ): “Kiểm toán là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lƣợng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo
mức độ phù hợp giữa các thông tin số lƣợng đó với các chuẩn mực đã đƣợc xây dựng”. [01,09].
“Kiểm toán là xác minh bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động đƣợc kiểm toán bằng hệ thống phƣơng pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tƣơng xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” [13,tr.40].
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – Đại học kinh tế quốc dân: “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động đƣợc kiểm toán bằng hệ thống phƣơng pháp, kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng tử do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tƣơng xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” [08,34].
“Kiểm toán tài chính chủ yếu nhằm mục tiêu xác định xem báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán có phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hiện hành không, qua đó đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, thông tin tài chính. Ngoài ra, còn có các mục tiêu khác gắn liền với các nội dung kiểm toán nhƣ các nội dung kiểm toán sau”.(Chuẩn mục kiểm toán nhà nƣớc số 200, 2016).
“Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm: Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp lập theo phƣơng pháp giá gốc; báo cáo tài chính tổng hợp của tổng công ty; báo cáo tài chính hợp nhất lập theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu của công ty mẹ - tập đoàn” (Quy trình kiểm toán doanh nghiệp, 2012); “Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ của một đơn vị phải bao gồm các loại báo cáo đƣợc lập và trình bày theo quy định hiện hành về báo cáo tài chính, chẳng hạn nhƣ: Đối với một doanh nghiệp thì bộ báo cáo tài chính năm thƣờng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập theo mẫu
quy định; đối với một đơn vị hành chính sự nghiệp, bộ báo cáo tài chính thƣờng bao gồm: Bảng cân đối tài khoản, Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng, Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, Báo cáo chi tiết kinh phí dự án, Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nƣớc, Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nƣớc, Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh, Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định, Báo cáo số kinh phí chƣa sử dụng năm trƣớc chuyển sang, Thuyết minh báo cáo tài chính”(Chuẩn mực KTNN số 200, 2016).
1.2.5.2. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính:
“Mục đích của kiểm toán tài chính là làm tăng độ tin cậy của ngƣời sử dụng các báo cáo tài chính và thông tin tài chính. Để đạt đƣợc mục đích trên, kiểm toán viên nhà nƣớc phải đƣa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính, các thông tin tài chính có đƣợc lập và trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng hay không”. (Kiểm toán nhà nƣớc, 2016. Đoạn 10, Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc số 200, Các nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán tài chính)Khi thực hiện kiểm toán tài chính, mục tiêu chung của kiểm toán viên nhà nƣớc là: “Đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu báo cáo tài chính, các thông tin tài chính có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, báo cáo tài chính có đƣợc lập và trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính đƣợc áp dụng hay không”. (Kiểm toán nhà nƣớc, 2016. Đoạn 11, Chuẩn mực kiểm toán nhà nƣớc số 200, Các nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán tài chính)
1.2.5.3. Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính
“Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ của một đơn vị phải bao gồm các loại báo cáo đƣợc lập và trình bày theo quy định hiện hành về báo cáo tài chính.
Chẳng hạn nhƣ: đối với một doanh nghiệp thì bộ báo cáo tài chính năm thƣờng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lập theo mẫu quy định” (Kiểm toán nhà nƣớc, 2016. Đoạn 16, Chuẩn mực Kiểm toán nhà nƣớc số 200, các nguyên tắc cơ bản trong kiểm toán tài chính).