2.3 .Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
3.5.2. Những nét cơ bản về KH vay vốn tại chi nhánh
Trong những năm vừa qua, Techcombank Láng Hạ không ngững phát triển hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Nếu như trong những ngày đầu mới thành lập chi nhánh, mô hình cho vay tập trung đến đối tượng KH cá nhân thì hiện nay chi nhánh đã tập trung hướng tới cả đối tượng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ).
Bảng 3.4. Cơ cấu KH có quan hệ vay vốn tại Techcombank Láng Hạ
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) (%) Cho vay cá nhân 665,984 67.01 623,458 61.39 407,839 62.21 358,536 59.71 Cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ ( SME )
327,944 32.99 392,045 38.61 247,698 37.79 241,890 40.29
Tổng dư nợ 993,928 100% 1,015,503 100% 655,537 100% 600,426 100%
( Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ Techcombank Láng Hạ 2011 - 2014 )
59.71% tổng dư nơ của chi nhánh. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2010 có sự biến thay đổi từ phía tổ chức của ngân hàng, chuyển PGD Láng Hạ nâng quy mô thành chi nhánh. Do đó chi nhánh cũng có điều kiện để phục vụ cho các KH doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng số lượng KH doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng tăng dần qua các năm. Tuy mức độ tăng không quá lớn nhưng nó cũng phản ánh bước phát triển của chi nhánh trong việc tiếp cận với đối tượng KH doanh nghiệp này. Có một điều chúng ta có thể nhận thấy rất rõ trong bảng thống kê đó là mức độ tăng trưởng về lượng của chỉ tiêu dư nợ giảm một cách rõ rệt. Tổng dư nợ của chi nhánh giảm mạnh qua các năm. Từ năm 2011 là 994 tỷ đồng, giảm xuống mức 600 tỷ đồng vào năm 2014 tương ứng mức độ tăng trưởng dư nợ giảm gần 40%. Qua đó cho thấy một thực trạng bất ổn chất lượng dư nợ tín dụng. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng cao một cách báo động do tác động chung của tình hình kinh tế chính trị quốc tế cũng như trong nước,bên cạnh công tác cơ cấu nợ cho KH thì chi nhánh đã phải thực hiện bán nợ cho VAMC từ đó dẫn tới giảm doanh thu lợi nhuận chi nhánh. Tuy dư nợ tín dụng có giảm nhưng qua kết quả trên cũng phần nào cho thấy KH mục tiêu mà Ngân hàng Techcombank chi nhánh Láng Hạ hướng tới và hiện đang được lãnh đạo Ngân hàng quan tâm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình. Đây là doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh được định nghĩa là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập; đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có quy mô đầu tư không quá mười tỷ đồng và số lao động không quá ba trăm người. Riêng đối với hộ gia đình là tác nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội trên cả hai phương diện: tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tác nhân tiêu dùng. Đứng trên góc độ là đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được coi là các hộ kinh doanh cá thể: “là một thực thể kinh doanh do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh”
Đứng trên góc độ là một chủ thể của quá trình tiêu dùng thì hộ gia đình nói chung và từng cá nhân trong mỗii gia đình nói riêng được xem là mục tiêu cuối
cùng mà tất cả mọi quá trình, mọi hoạt động SXKD phải hướng vào. Ở nước ta, kể từ khi Luật doanh nghiệp được triển khai thực hiện(01/01/2000),riêng hộ kinh doanh ở đô thị hàng năm tăng tới 26%,số lượng trang trại và hộ sản xuất ở nông thôn cũng tăng tới 5-8%,như vậy cũng với những đặc điểm gần giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và với xu thế thu nhập của người dân ngày càng tăng,đây sẽ là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn để các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung khai thác.
Mặc dù đóng trên địa bàn quận Ba Đình và mới đây nhất chi nhánh chuyển qua quận Đống Đa, song số lượng KH đến với Ngân hàng chỉ bao gồm một số ít các doanh nghiệp và hộ gia đình tại địa bàn mà nó hoạt động, số còn lại là các doanh nghiệp đến từ các địa bàn khác trên phạm vi thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây cũ, Vĩnh Phúc... Do vậy để có thể nhìn nhận một cách cụ thể về đối tượng KH này tác giả xin được đưa ra một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, là về vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vốn kinh doanh được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tự có nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh nên có thể huy động qua các kênh như:
- Huy động từ các mối quan hệ họ hàng,bạn bè: Đây là nguồn có lãi suất thấp, nhưng lượng huy động lại không lớn, không thường xuyên và không liên tục.
- Qua các tổ chức phi tài chính (như hình thức cầm cố): lãi suất cao (có thể 3- 6%/tháng); phải có tài sản cầm cố, thế chấp, nhưng khối lượng được vay cũng không nhiều.
- Vay ngân hàng và các TCTD: là hình thức tối ưu hơn cả với lãi suất hợp lý, ổn định cao và khối lượng vay lớn song lại chịu sự giám sát về hiệu quả hoạt động và mục đích sử dụng vốn vay của ngân hàng. Vài năm trở lại đây, sự lớn mạnh của hoạt đông TCTD mà tiêu biểu là các NHTM cổ phần đã cung cấp một lượng tín dụng đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng từ 40 - 60% tổng dư nợ tín dụng. Điều này chứng minh sự ưu ái cũng như chính sách mới của các
NHTM cổ phần trong việc coi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bạn đồng hành trong quá trình phát triển.
Song, kết quả từ việc tiếp cận vốn tín dụng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn lại các doanh nghiệp này phải huy động từ tổ chức phi tài chính, trên 59% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn tín dụng mà nguyên nhân không phải là do cung không đáp ứng đủ cầu, một mặt do uy tín của KH loại này đối với các tổ chức bảo lãnh cũng như ngân hàng là chưa cao, thêm vào đó là do quy định của nhà nước đối với tỷ lệ cho vay tối đa trên một KH chỉ được phép đạt đến 15% tổng vốn tự có, trong khi đó vốn tự có của các NHTM cổ phần lại không cao. Một số ngân hàng cổ phần nhà nước có vốn điều lệ cao nhưng do thủ tục rườm rà mang tính hành chính, quan liêu cao do vậy gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian được giải ngân dài do vậy khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh thấp.
Thứ hai, là về đặc điểm của các doanh nghiệp
- Đặc điểm thứ nhất: là nguồn tài chính hạn chế.Đây là đối tượng KH mà quy mô tài chính không phải là lớn.Ở Việt Nam thì tiêu thức để phân loại doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động và doanh thu năm không quá 20 tỷ.
- Đặc điểm thứ hai: là công nghệ thiết bị lạc hậu. Do vốn tham gia sản xuất kinh doanh nhỏ nên khả năng đổi mới cải tiến trang thiết bị của các doanh nghiệp này không cao. Ở Việt Nam tỷ lệ đổi mới công nghệ của trung tâm công nghệ lớn nhất nước chỉ chiếm 10%, hơn thế nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động rất phân tán, manh mún, phần lớn làm ăn theo kiểu “chụp giật”, sự liên kết giữa các doanh nghiệp là rất kém, tình trạng này dẫn đến khả năng rất dễ bị phá sản, thôn tính bởi các công ty lớn, đặc biệt là các công ty của nước ngoài do không nâng cao dược khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trên thế giới thì tình hình lại có vẻ khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được trang bị những công nghệ rất hiện đại, chúng chỉ khác doanh nghiệp lớn về quy mô đầu tư và quy mô về lao động. Do đó, khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của nước ngoài tạo ra là tương đối cao và là bộ phận không thể tách rời đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp lớn dưới dạng các vệ tinh cung cấp các bộ phận, linh kiện vật tư cho các doanh nghiệp lớn, một số bộ phận khác hoạt động độc lập thì tập trung vào các mảng trống của thị trường, do có ưu thế về vốn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, họ có khả năng đầu tư vào công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, bám chắc thị trường mục tiêu nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thêm vào đó, ở các nước do có trung tâm công nghệ phát triển, do vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhiều cơ hội hơn, tiếp xúc với nguồn vốn bên ngoài để đầu tư cho việc đổi mới, cải tiến trang thiết bị, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
- Đặc điểm thứ ba: là các KH hiện có kinh nghiệm và trình độ quản lý thấp, thiếu kiến thức cơ bản về kinh tế, thị trường nhỏ hẹp, sức cạnh tranh thấp.Ở Việt Nam, hiện nay trong khi các doanh nghiệp lớn có số lượng lao động trình độ đại học và trên đại học trung bình là khoảng trên 60% thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ con số này mới dừng lại ở mức trên 5%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do một bộ phận các doanh nghiệp còn thiếu vốn chưa có khả năng, chính sách thu hút nhân công giỏi, chưa thấy được hết vai trò của họ, ở một số lĩnh vực cho là không cần thiết do vậy chưa có ý thức đầu tư vào công tác nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, cho rằng như vậy sẽ làm gia tăng chi phí không cần thiết, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải các doanh nghiệp loại này không có những lợi thế nhất định: - Khả năng linh hoạt cao, dễ thích ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: thể hiện qua khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của các đối tưọng KH trên là người tiêu dùng.
- Cần ít diện tích sản xuất tập trung, có khả năng sản xuất phân tán, khả năng này phát huy được lợi thế về giảm đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, tận dụng những nguồn lực phân tán và nhờ có những lợi thế không phải là nhỏ như vậy, từ khi luật doanh nghiệp được ban hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có được môi
trường pháp lý để có những bước phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê mới nhất cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội… Hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội.
Mặt khác, các doanh nghiệp này còn góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, giữ gìn các ngành nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, góp phần tạo ra sự tăng trưởng năng động và hiệu quả cho nền kinh tế trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Như vậy, thông qua sự hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều nguồn lực xã hội đưa huy động vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, giúp cho toàn bộ nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, sự phát triển của doanh nghiệp loại này là bước chuyển tiếp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế sản xuất nhỏ, nông nghiệp là hoạt động chủ yếu sang cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần diễn ra nhanh chóng hơn, khẳng định hướng đi đúng đắn trong chính sách của Đảng và nhà nước. Do đó, Ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp loại này.
Thông thường, xuất phát từ những mục tiêu mà từng Ngân hàng theo đuổi và theo mục tiêu chung của các Ngân hàng là an toàn và sinh lợi, đối tượng KH mà ngân hàng hướng tới là tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và sự hoạt động của tổ chức cá nhân đó là được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nhưng khi về đến mỗi Ngân hàng thì căn cứ vào những mục tiêu riêng, vào nguồn lực mà Ngân hàng có được thì mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một số đối tượng KH then chốt chủ đạo. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả xin được
trình bày về các đối tượng KH – không phải thuộc khu vực kinh tế nhà nước, đó là các KH thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình và các KH cá nhân.