Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh láng hạ, hà nội (Trang 84 - 88)

2.3 .Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank ch

Láng Hạ

4.2.1. Thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng

Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các chuyên viên tín dụng( CVTD ) nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của KH và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra. Rút kinh nghiệm từ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Techcombank Láng Hạ nên thận trọng đối với loại hình cho vay có TSĐB là tiền gửi tiết kiệm, khi duyệt cho vay phải có mặt của chủ thể vay vốn hoặc người bảo lãnh để tránh trường hợp cán bộ ngân hàng giả mạo chữ kí KH đem tiền gửi tiết kiệm của KH làm TSĐB vay vốn ngân hàng, để rồi khi khoản vay ấy có vấn đề thì người chịu thiệt thòi lại chính là KH và Techcombank Láng Hạ sẽ dần mất đi uy tín của mình.

4.2.2. Kiểm tra và giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những rủi ro tín dụng ( RRTD ) không đáng có CVTD cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Thông qua việc theo dõi vay vốn, CVTD cần lưu ý khách hàng biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CVTD hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do

sự yếu kém của chính họ thì CVTD cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CVTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.

4.2.3. Đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ

Techcombank Láng Hạ cho vay với TSĐB của khách hàng phần lớn là bất động sản và động sản mà khoản giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Vì vậy, sau khi cấp phát tín dụng, Techcombank Láng Hạ cần quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng như trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng.Việc thường xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng.Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp. Đối với tài sản thế chấp ( TSTC ) có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính là cơ hội để ngân hàng xác định rõ được tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai, ai là người đang quản lý và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩm định tài sản là để xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất làm cơ sở thỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý TSĐB. Công tác tái định giá TSTC giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp TSĐB đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu.

4.2.4. Tăng cường công tác ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn

 Biện pháp ngăn ngừa: Khi phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, ngân hàng cần:

Nhanh chóng thực hiện việc giám sát và thu thập các báo cái tài chính mới nhất của khách hàng, các giao dịch mua bán gần nhất.

- Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng: xác định lại giá trị, xem xét tính thanh khoản của tài sản.

- Rà soát lại ngay hồ sơ pháp lý của khoản vay, và yêu cầu bổ sung khi cần thiết.

- Thực hiện việc liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng khác, giữa ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Làm được việc này sẽ giúp ngân hàng: có được các thông tin quý báu để nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa được mưu lợi bất chính của khách hàng, nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phân chuyên môn của các tổ chức tín dụng với nhau.

 Biện pháp khắc phục: Khi khoản vay của khách hàng bị xuống hạng, ngân hàng cần:

- Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay.

- Nếu thấy việc xuống hạng của khoản vay là do việc xác định kỳ hạn trả nợ hay thời hạn cho vay là chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh và thu nhập của khách hàng, ngân hàng có thể cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ khi xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ trong tương lai.

 Biện pháp xử lý: Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Việc xử lý nợ quá hạn cần có biện pháp cụ thể như: - Ngân hàng rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng của tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản bảo đảm cho khoản nợ. Khi phát mại tài sản, ngân hàng nên thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu thấy khách hàng không có thiện chí, ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

- Khởi kiện: biện pháp này sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt,… áp dụng đối với khách hàng có thiện chí trả nợ.

4.2.5. Xây dựng chiến lược về con người phù hợp

Hội nhập kinh tế quốc tế, ngành tài chính – ngân hàng được xem là một trong những ngành gặp nhiều thách thức nhất, bởi các đối thủ có nhiều tiềm lực kinh tế mạnh, quản lý tài chính giỏi chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Ngoài ra,nguồn lực con người trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những vấn đề rất được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Để chất lượng tín dụng cao không thể bỏ qua khâu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng khoản vay có cao hay không một phần cũng là dựa vào trình độ chuyên môn, năng lực và tầm nhìn của đội ngũ nhân viên tín dụng. Do đó ngân hàng cần phải có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cụ thể:

- Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên và quản lý ngân hàng, đồng thời bố trí công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của các CVTD cũ và các cán bộ tín dụng mới. Hiện nay Techcombank chi nhánh Láng Hạ đang trong quá trình trẻ hóa đội ngũ CVTD, sự kết hợp giữa các CVTD cũ giàu kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ với các CVTD mới, trẻ, năng động, vui tính, có tinh thần học hỏi và cầu tiến sẽ giúp cho Techcombank chi nhánh Láng Hạcó một đội ngũ nhân viên thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu đã đặt ra để phát triển và nâng cao hiệu quả của HĐTD.

- Cần có chế độ chính sách sử dụng, đãi ngộ đủ hấp dẫn để thu hút sự đóng góp của những người giỏi, có tâm huyết với nghề. Hiện nay cơ chế tiền lương tại chi nhánh vẫn còn mang tính chất bình quân, cào bằng thu nhập, chưa gắn hoàn toàn với hiệu quả công việc. Vì vậy ngân hàng cần xây dựng cơ chế tiền lương, phụ cấp, khen thưởng gắn với những người tạo ra thu nhập chủ yếu để tạo động lực đối với cán bộ

làm công tác tín dụng, làm cho họ phấn đấu hết mình vì công việc chung của chi nhánh, lấy việc phục vụ KH làm phương châm hành động.

- Ngoài ra, để có được đội ngũ nhân viên dự bị, trở thành lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết, hay để phát triển mạng lưới, ngân hàng cần tham gia tài trợbằng hình thức học bổng hoặc tài trợ cho các cuộc thi tại một số trường đại học, từ đó nhằm phát hiện và hỗ trợ kịp thời cho những sinh viên có năng lực để bổ sung kịp thời cho nguồn lực thiếu hụt. Qua đó, ngân hàng có thể kết hợp với trường đại học đểtuyển nhân viên khi các sinh viên vừa mới ra trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh láng hạ, hà nội (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)