2.3 .Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
3.3. Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank
Cùng với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lược với ngân hàng HSBC, Techcombank đã được đối phương giúp đỡ rất nhiều và chuyển đổi thành công mô hình quản trị tín dụng của mình. Đây là một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Techcombank bởi lý do HSBC có hoạt động quản trị rủi ro chuyên nghiệp và chuẩn hóa. Để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập.
Kế thừa những kinh nghiệm trên, Techcombank đã xây dựng hệ thống quản trị tín dụng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Cụ thể:
- Tại Chi nhánh, chuyên viên KH chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm KH, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh, chuyển hồ sơ tài sản lên bộ phận định giá TSBĐ hiện nay là công ty TNHH MTV tư vấn và thẩm định giá Sao Mộc… Sau đó gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.
- Tại Phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin KH, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định KH. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, nếu KH không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu KH đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.
- Tại Trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ KH được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê
duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện soạn thảo hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ về chi nhánh, tại đây có một tổ hỗ trợ kinh doanh chuyên hỗ trợ việc ký hồ sơ, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho KH.
- Tại Phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát vay cho KH, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của KH. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp KH để thông báo nhắc nợ, nếu KH vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.
- Tại Phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng qúy sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng.
3.4. Tình hình nợ xấuNHTMCP Việt Nam từ 2010 đến 2014
Bảng3.1. Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các NHTMCP Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng Tỷ lệ 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nợ xấu 49.064 85.967 128.000 131.788 145.200 Tổng dư nợ 2.271.500 2.504.911 3.086.750 3.477.267 4.467.692 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,16 3,43 4,15 3,79 3,25
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh, liên tục cùng với khả năng kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế và những yếu tố bất lợi của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng kéo dài, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của KH suy giảm…), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt đầu lộ diện và tăng nhanh từ cuối năm 2011, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD, làm cho không ít TCTD lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, mất an toàn hoạt động.
Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu
đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Dựa vào số liệu tổng hợp, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007 và được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011.
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,16%, tương đương khoảng 49.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 27,65%, tổng phương tiện thanh toán tăng 23%...Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.
Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 86.000 tỉ đồng, chiếm 3,43% tổng dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống NHTM ở 3 phương diện: Một là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là, rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định KH vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù” về số liệu nợ xấu. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu – xấu đến đâu, không có gì là rõ ràng.
Chẳng hạn, theo báo cáo của các TCTD, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 120.000 tỷ đồng, chiếm 4,15%. Còn số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ
lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Và bất ngờ hơn cả là số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Chính vì vậy, ngày 03/01/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ – CP, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trong Nghị quyết trên, một vấn đề lớn được đề cấp là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các NHTM” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phòng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ra đời. Trên thực tế, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần đề án 254, bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện tái cơ cấu. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện.
Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày càng xấu lẫn vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và nhiệm vụ của NHNN trong đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, là lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Lần lượt các Quyết định và Thông tư được ra đời:
- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)
- Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
- Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD (VAMC).
Năm 2014, theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 12/2014, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 3,25% tổng dư nợ . Như vậy, nợ xấu tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 và tăng mạnh trong tháng 6/2014 do tác động của việc thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 với những điều khoản chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ và cũng trong dự báo của cơ quan quản lý. Số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm liên tiếp trong 6 tháng cuối năm 2014.Nợ xấu được phản ánh chính xác, minh bạch hơn. Đồng thời, điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của từng TCTD nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung.
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014
3.5. Tình hình kinh doanh tại Techcombank - Chi nhánh Láng Hạ từ 2011 đến 2014
công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh. Các nguồn vốn đầu tư được huy động tốt hơn, tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án xây dựng hạ tầng đô thị được đẩy mạnh. Tuy nhiên trên nền sáng đó vẫn còn có những vấn đề như: Hoạt động xuất khẩu thành phố khó khăn do giá cả xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt. nhiều doanh nghiệp chưa chủ động chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, giá thành các sản phẩm làm ra còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế nên chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong những năm qua, môi trường pháp lý liên quan đến tiền tệ và biến động ngân hàng, đặc điểm trong khu vực tín dụng tiếp tục được hoàn thiện phù hợp hơn với quá trình tự do hoá tài chính hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hàng hoá.
Trong bối cảnh nhìn chung là thuận lợi, các TCTD ở Hà Nội tích cực mở rộng quy mô hoạt động, cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính, chào mời nhiều tiện ích mới cho KH, mở rộng mạng lưới nhánh, các phòng giao dịch để tiếp cận KH tốt nhất.Hoà cùng nỗ lực chung đó Ngân hàng Techcombank chi nhánh Láng Hạ bằng những lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và của lãnh đạo chi nhánh, đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan.
3.5.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Láng Hạ từ 2011 đến 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tiền gửi tiết
kiệm dân cư 1,307,424 88.76% 1,771,515 93.26% 1,519,631 100% 1,494,496 100% Tiền gửi của
các TCTD khác 50,622 3.44% 327 0.02% 2 0% 2 0%
Phát hành
giấy tờ có giá 115,004 7.81% 127,734 6.72% - 0% - 0%
Tổng huy
Đồ thị 3.2. Kết quả huy động vốn tại Techcombank Láng Hạ 2011-2014 Bảng 3.3. Kết quả huy động vốn của Techcombank Láng Hạ so với toàn hệ thống
Techcombank Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Techcombank 88,647,892 111,461,785 119,977,924 131,689,810 Techcombank Láng Hạ 1,473,050 1,899,576 1,519,633 1,494,498 Tỷ trọng 1.66% 1.70% 1.27% 1.13%
( Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011 - 2014)
Sau những khó khăn chung ban đầu của cả hệ thống và khó khăn riêng của một chi nhánh được coi là rất non trẻ này, được sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo chi nhánh, cùng với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều được hoàn thành vượt mức. KH tìm đến ngân hàng ngày càng tăng: cả các tổ chức cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài. Thêm vào đó các sản phẩm mới như “tiết kiệm trường lộc” và “tiết kiệm đắc lộc” đã nhanh chóng được áp dụng đã góp phần không nhỏ trong công tác huy động vốn đặc biệt trong năm 2014. Đây là năm mà hệ thống ngân hàng Techcombank có số dư nguồn vốn huy động tăng đột biến với tổng vốn huy động là 132,700 tỷ đồng, riêng đối với Chi nhánh Láng Hạ tổng nguồn vốn huy động được qua các năm luôn ở mức xấp xỉ 1,500 tỷ đồng, Trong đó
nguồn từ các huy động dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm từ 88.76% vào năm 2011 và gần như 100% vào năm 2014 nhờ vào sự đổi mới các sản phẩm tiết kiệm phù hợp hơn với từng đối tượng KH và thành phần kinh tế xã hội.Sự gia tăng vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiết kiệm dân cư, điều đó tạo ra thế ổn định cho ngân hàng và cũng phản ánh đúng định hướng của Techcombank.
3.5.2. Những nét cơ bản về KH vay vốn tại chi nhánh
Trong những năm vừa qua, Techcombank Láng Hạ không ngững phát triển hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể phục vụ các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Nếu như trong những ngày đầu mới thành lập chi nhánh, mô hình cho vay tập trung đến đối tượng KH cá nhân thì hiện nay chi nhánh đã tập trung hướng