Đào tạo ngƣời đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá nhân lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh tòa nhà EVN (Trang 70 - 72)

1.1.1 .Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

3.2. Một số giải pháp

3.2.4. Đào tạo ngƣời đánh giá

Theo quy định của Ban, Trƣởng phòng sẽ là ngƣời đánh giá và đƣa kết quả sang phòng TCHC, phòng TCHC sẽ có nhiệm vụ trình kết quả đó lên lãnh đạo ban xem xét và đƣa ra kết quả đánh giá cuối cùng.

Bảng 3.3. Hệ thống ngƣời đánh giá

TT Đối tƣợng đánh giá Ngƣời đánh giá

1 Lãnh đạo Ban Bản thân tự đánh giá Lãnh đạo EVN

2 Trƣởng phòng Lãnh đạo Ban Đồng nghiệp Bản thân tự đánh giá 3 Phó phòng Lãnh đạo Ban Trƣởng phòng Đồng nghiệp Bản thân tự đánh giá 4 NV Trƣởng phòng Phó phòng Đồng nghiệp Bản thân tự đánh giá

Trình độ chuyên môn, kiến thức của ngƣời đánh giá phải rất chắc chắn và vững vàng thì mới đánh giá công bằng và chính xác đƣợc kết quả công việc của NLĐ.Mặt khác, ngƣời đánh giá phải khách quan, tránh mắc lỗi thành kiến hay thiên vị. Do vậy ngƣời đánh giá là yếu tố quyết định trong quá trình đánh giá năng lực NV tại Ban nên chú trọng đến công tác lựa chọn và đào tạo ngƣời đánh giá sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Vấn đề ngƣời đánh giá chƣa có kỹ năng là nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác đánh giá chƣa tốt.Để giúp ngƣời đánh giá trong Ban có đƣợc sự hiểu biết về hệ thống đánh giá, mục đích đánh giá và kỹ năng đánh giá để có đƣợc tính nhất quán trong kết quả đánh giá thì việc đào tạo ngƣời đánh giá là rất cần thiết.Việc đào tạo ngƣời đánh giá là hoạt động rất cần thiết giúp hoàn thiện đánh giá năng lực nhân viên và tác động đến kết quả làm việc của nhân viên khi ngƣời đánh giá nắm đƣợc cách thức đánh giá và có kỹ năng phỏng vấn đánh giá. Hiện nay Ban không sử dụng các bƣớc phỏng vấn đánh giá. Trong các buổi

họp, tổng kết chỉ nêu việc thực hiện công việc đạt kết quả nhƣ thế nào, nhận xét chung về kết quả đó và đƣa ra mục tiêu cho thời gian tiếp theo. Vì vậy, đào tạo về phỏng vấn đánh giá cần chú ý các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị

Trong công tác chuẩn bị này, ngƣời đánh giá cần có những tài liệu liên quan đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Chƣa hẳn kết quả làm việc không tốt là do nhân viên mà có thể do định mức lao động không chính xác, vƣợt quá khả năng của nhân viên hoặc do điều kiện khách quan tạo nên do vậy tiến độ làm việc không đáp ứng.

Bên cạnh đó, cần có sự thông báo trƣớc cho nhân viên để có sự chuẩn bị, thời gian thông báo trƣớc khoảng 1 tuần cho buổi phỏng vấn đánh giá. Ngƣời đánh giá cần xác định mục tiêu của cuộc phỏng vấn là gì, để thông qua đó tìm hiểu nguyên nhân đƣa ra biện pháp khắc phục và đề ra mục tiêu trong thời gian tiếp theo cho nhân viên.

Bƣớc 2: Bắt đầu cuộc phỏng vấn

Một điều rất quan trọng trong cuộc phỏng vấn là làm sao tạo không khí thoải mái cho nhân viên, tránh cảm giác gò bó do vậy ảnh hƣởng đến kết quả của cuộc phỏng vấn. Nội dung cuộc phỏng vấn luôn đƣợc thống nhất giữa hai ngƣời trƣớc buổi phỏng vấn.

Bƣớc 3: Trong khi phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn cần nhấn mạnh và nhắc nhiều lần về mục đích của cuộc phỏng vấn.Cần ghi nhận và biểu dƣơng những việc làm tốt của nhân viên.So sánh kết quả thực hiện công việc của họ với các mục tiêu, từ đó tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn, đƣa ra những lời tƣ vấn. Trong khi phỏng vấn vẫn nên ghi chép lại những ý kiến trao đổi giữa hai ngƣời, khuyến khích nhân viên đƣa ra ý kiến của mình, biết lắng nghe đồng thời đặt những câu hỏi liên quan đến công việc của nhân viên nhằm tìm nguyên nhân và hƣớng khắc phục cho vấn đề của nhân viên

Do vậy, ngƣời đánh giá đòi hỏi phải có rất nhiều kỹ năng nhƣ: nói, lắng nghe, thuyết phục, tƣ vấn và hợp tác giải quyết vấn đề.

Bƣớc 4: Kết thúc cuộc phỏng vấn

Kết thúc cuộc phỏng vấn ngƣời đánh giá cần xem xét lại các kết quả ghi chép xem đã rõ ràng và hoàn thành chƣa, tóm tắt lại các nội dung chính đã thảo luận và đƣa ra lời động viên để nhân viên tiếp tục cố gắng.

Qua đây ta thấy rằng tầm quan trọng của ngƣời đánh giá trong quá trình đánh giá, do vậy để đảm bảo rằng ngƣời đánh giá luôn đánh giá một cách công bằng và chính xác Ban nên có những chƣơng trình đào tạo ngƣời đánh giá một cách chuyên nghiệp và có hệ thống. Đƣợc nhƣ vậy ngƣời đánh giá vừa có kiến thức chuyên môn vừa có kỹ năng trong đánh giá, nó sẽ tạo điều kiện giúp công bằng trong đánh giá và tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá nhân lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh tòa nhà EVN (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)