Công tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chức danh, xây dựng vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ công chức, viên chức của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Tổng

3.2.4. Công tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chức danh, xây dựng vị

làm và quản lý biên chế CCVC

3.2.4.1. Quản lý hệ thống tiêu chuẩn chức danh

Tiêu chuẩn chức danh đội ngũ CCVC ngoài việc thực hiện theo tiêu chuẩn chung còn thực hiện theo tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh, từng ngạch công chức và theo đặc điểm công việc; cụ thể tại Tổng cục DTNN thực hiện nhƣ sau:

* Đối với đội ngũ CCVC lãnh đạo, việc quy định tiêu chuẩn chức danh CCVC lãnh đạo thực hiện căn cứ phân cấp của Bộ Tài chính, theo đó:

- Các chức danh từ Vụ trƣởng, Cục trƣởng và tƣơng đƣơng trở lên do Bộ Tài chính quản lý: tiêu chuẩn chung với đội ngũ này là yêu cầu tốt nghiệp Đại học chính quy, trình độ quản lý nhà nƣớc chuyên viên chính và trình độ lý luận chính trị cao cấp.

- Các chức danh từ Phó Vụ trƣởng, Phó Cục trƣởng và tƣơng đƣơng trở xuống do Tổng cục quản lý: do khó khăn trong nguồn cán bộ lãnh đạo, các chức danh lãnh đạo tại các Cục DTNN khu vực và các Chi cục DTNN không yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp chính quy. Trong thời gian tới, đây là một trong những nội dung Tổng cục cần sửa đổi để nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của Tổng cục.

* Đối với đội ngũ CCVC chuyên môn:

- Các chức danh ngạch công chức chuyên ngành DTQG và chuyên ngành kế toán thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

- CCVC chuyên môn thuộc các chức danh ngạch công chức hành chính và ngạch viên chức thực hiện theo quy định chung của nhà nƣớc mà chƣa có tiêu chuẩn riêng trong ngành. Hoạt động DTNN có những đặc thù riêng, vì vậy Tổng cục cần thiết xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ CCVC theo từng vị trí việc làm cụ thể để có căn cứ trong đánh giá, tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí, sử dụng.

3.2.4.2. Xây dựng vị trí việc làm

Thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Thông tƣ số 05/2013/TT-BNV ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, Tổng cục đã triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm công chức. Tổng số vị trí việc làm công chức trong toàn Tổng cục đƣợc xác định là: 118 vị trí, trong đó: Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: 33 vị trí; Vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn, nghiệp vụ: 81 vị trí; Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ: 4 vị trí. Trên cơ sở đó Tổng cục đang tiếp tục xây dựng đề án vị trí việc làm viên chức để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.4.3. Quản lý biên chế

Hàng năm, Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thực tế và tổ chức bộ máy của Tổng cục để giao chỉ tiêu biên chế, theo đó hiện nay Tổng cục đƣợc giao 2.985 biên chế, trong đó 2.955 biên chế công chức hành chính và 30 biên

chế sự nghiệp. Trên cơ sở đó, Tổng cục cân đối và giao biên chế cho các Cục DTNNKV để thực hiện.

Việc xác định biên chế tại Tổng cục DTNN hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 93/QĐ-CDTG ngày 03/4/2007 của Cục trƣởng Cục DTQG (nay là Tổng cục DTNN), quy định này đến nay đã tỏ ra bất cập, không đủ căn cứ để Tổng cục tính nhu cầu lao động và cơ cấu đội ngũ CCVC khi giao biên chế hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ công chức, viên chức của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)