CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đặc điểm công tác quản lý
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà
Tổ chức bộ máy quản lý lực lƣợng DTQG đã đƣợc hình thành tại nƣớc ta từ rất sớm, vào ngày 13-01-1956, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg về tổ chức lực lƣợng dự trữ vật tƣ của quốc gia, trong đó quy định danh mục 27 loại hàng hoá thiết yếu và tạm giao cho Uỷ ban Kế hoạch quốc gia theo dõi, đôn đốc hoạt động dự trữ này và giao cho các Bộ: Công nghiệp, Thƣơng nghiệp, Quốc phòng, Y tế trực tiếp bảo quản 27 loại hàng dự trữ quốc gia nói trên; chỉ đƣợc xuất kho theo lệnh của Thủ tƣớng Chính phủ.
Ngày 07-8-1956, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc, trực thuộc Thủ tƣớng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc lúc đó gồm 04 phòng, 18 Ban Đại diện Vật tƣ dự trữ trực thuộc và hệ thống các kho dự trữ vật tƣ của Nhà nƣớc trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục DTNN ngày nay.
Ngày 20 tháng 8 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục DTNN thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về DTQG; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ đƣợc Chính phủ giao. Tổng cục DTNN có tƣ cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc và trụ sở tại Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nƣớc cấp.
Về hoạt động DTQG hiện nay thực hiện theo Luật Dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013; Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ Quốc gia. DTQG đƣợc tổ chức thành một hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, có phân công cho các Bộ, ngành quản lý hàng DTQG theo quy định của Chính phủ. Các đơn vị đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao quản lý trực tiếp các mặt hàng DTQG là 9 Bộ, ngành với hàng trăm mặt hàng đủ các loại phục vụ cho các lĩnh vực bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh cứu trợ, cứu nạn…Việc phân công quản lý hàng DTQG đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 3.1. Phân công các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia TT Tên đơn vị Danh mục mặt hàng đƣợc giao quản lý
1 Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN)
Lƣơng thực (thóc, gạo); Vật tƣ, thiết bị cứu hộ, cứu nạn; Vật trƣ dự trữ thông dụng động viên công nghiệp: kim khí, thiết, thiết bị vật tƣ cứu hộ, cứu nạn; muối trắng
2 Bộ Quốc Phòng
Nhiên liệu, dầu nhờn, mỡ máy chuyên dùng trong quốc phòng; kim khí và các loại vật tƣ đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, đạn dƣợc; xe máy, trang thiết bị và phụ tùng đặc chủng dùng trong quốc phòng, xăm lốp, bình điện đặc chủng, thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng; vật tƣ, máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành cơ yếu
3 Bộ Công An
Vật tƣ, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lƣợng công an nhân dân; vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh, phòng chống tội phạm
4 Bộ Công Thƣơng Xăng dầu các loại, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trƣờng; thuốc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản
6 Bộ Y tế
Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho ngƣời; hóa chất khử khuẩn, khử trùng xử lý nguồn nƣớc
7 Bộ Giao thông vận tải Ray, dầm cầu đƣờng sắt; xăng dầu chuyên dùng cho ngành Hàng không
8 Đài Tiếng nói Việt Nam Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ 9 Đài Truyền hình Việt Nam Hệ thống thu, phát hình đồng bộ.