Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ công chức, viên chức của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Tổng

3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

3.2.3.1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Tổng cục DTNN có 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc là Trung tâm Bồi dƣỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nƣớc, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các lớp ĐTBD theo kế hoạch đƣợc Tổng cục giao hàng năm; trên cơ sở đó Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục chuyên môn thuộc Tổng cục để xây dựng nội dung, chƣơng trình, biên soạn tài liệu bồi dƣỡng và kế hoạch tổ chức thực hiện theo đề cƣơng nội dung chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện mở lớp theo kế hoạch đƣợc giao.

Về cơ sở vật chất, hiện nay Trung tâm vẫn còn đang rất khó khăn về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ ĐTBD, chƣa xây dựng đƣợc đủ phòng học

và nơi ăn ở cho học viên trong thời gian mở lớp, đây cũng là trở ngại đối với CCVC tham dự các lớp bồi dƣỡng.

3.2.3.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện định hƣớng chung của ngành Tài chính theo Quyết định số 1738/QĐ-BTC ngày 10/7/2012 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành Đề án Đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức ngành Tài chính đến năm 2015, Tổng cục DTNN đã xác định mục tiêu ĐTBD trong giai đoạn này là nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, phù hợp với trình độ phát triển của ngành Tài chính và của ngành DTQG.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thực trạng đội ngũ CCVC, Tổng cục DTNN đã xác định các mục tiêu cụ thể của công tác ĐTBD giai đoạn này là:

- ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật: cần coi trọng đối với tất cả các loại đối tƣợng CCVC từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến đội ngũ thừa hành. Trong ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ cần quán triệt nguyên tắc: CCVC làm công việc gì phải đƣợc ĐTBD kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của công việc ấy. Không ĐTBD trái ngành nghề đang đảm nhiệm (trừ trƣờng hợp ĐTBD theo quy hoạch hoặc theo yêu cầu bố trí, sắp xếp lại nhân sự). Kiến thức phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, liên tục để tránh hụt hẫng, lạc hậu. Phải cân đối giữa các cấp ĐTBD (trên đại học, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật…)

- Bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc và lý luận chính trị: tất cả các đối tƣợng trọng tâm là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, CCVC chuyên môn nghiệp vụ phải đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc và lý luận chính trị. Tùy theo từng cƣơng vị công tác của CCVC đang đảm nhiệm để bồi dƣỡng các cấp học khác nhau.

- Bồi dƣỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ: tất cả các đối tƣợng, tùy theo vị trí công tác và công việc đảm nhiệm để ĐTBD đối với từng loại đối tƣợng cho phù hợp, tránh ĐTBD tràn lan, không đúng đối tƣợng, hiệu quả thấp.

- Tăng cƣờng các loại hình ĐTBD khác nhƣ: bồi dƣỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; ĐTBD theo quy hoạch; bồi dƣỡng chuyên sâu về chuyên môn, hoạch định chính sách.

Căn cứ các mục tiêu nêu trên, hàng năm Tổng cục DTNN xây dựng kế hoạch ĐTBD trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu bằng nội dung chƣơng trình ĐTBD, xây dựng kế hoạch ĐTBD thƣờng xuyên, định kỳ theo các hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dƣỡng, trao đổi kinh nghiệm, ĐTBD cũng nhằm đảm bảo cho sự cân đối về trình độ giữa các tổ chức. Tổng cục cân đối có kế hoạch ĐTBD ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý, trong đó quan trọng nhất là xác định mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài, số lƣợng là bao nhiêu, cơ cấu của mỗi đơn vị nhƣ thế nào và độ tuổi cụ thể cần giới hạn để mọi đối tƣợng trong đội ngũ CCVC đều có thể biết, vận dụng thực hiện.

Việc ĐTBD, nâng cao trình độ vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của CCVC, vì vậy Tổng cục DTNN luôn quan tâm đến công tác ĐTBD, tạo điều kiện để CCVC đƣợc đi ĐTBD, nâng cao trình độ bằng cả kinh phí ngoài ngân sách nhà nƣớc cấp.

Bảng 3.4.Tổng hợp kết quả công tác ĐTBD tại Tổng cục DTNN từ năm 2010 – 2014 Năm Tổng số Số lƣợt CCVC đƣợc cử đi ĐTBD Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Trung cấp, Cao đẳng Cao cấp LLCT Trung cấp LLCT QLNN Chuyên môn nghiệp vụ Kỹ năng lãnh đạo quản lý Ngoại ngữ Tin học C V C C CV C CV 2010 1,308 0 8 91 6 17 35 14 32 31 776 57 37 204 2011 1,130 0 9 70 6 10 32 4 30 90 555 60 63 201 2012 1,596 1 20 59 0 17 50 16 34 95 973 60 57 214 2013 1,251 0 21 63 0 17 56 5 48 100 702 54 2 182 2014 1,954 2 7 0 0 27 36 10 77 153 1423 134 0 85 Cộng 7,239 3 65 283 12 88 209 49 221 469 4429 365 159 886 (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục DTNN)

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên nhìn chung công tác ĐTBD của Tổng cục DTNN trong những năm vừa qua còn tồn tại những hạn chế sau:

- Công tác tổ chức quản lý ĐTBD tuy có chuyên nghiệp hơn theo quy trình từ khâu xác định nhu cầu của ngƣời học đến khâu kết thúc một khoá học song chƣa theo kịp với trình độ, chuẩn mực quốc tế. Việc triển khai quản lý, tổ chức công tác ĐTBD còn hạn chế do lực lƣợng làm công tác quản lý ĐTBD vừa thiếu, vừa yếu, vừa ít đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Số CCVC có năng lực làm công tác ĐTBD còn mỏng, thiếu kinh nghiệm, chuyên ngành đào tạo lại không phù hợp, đặc biệt là thiếu CCVC có năng lực xây dựng chƣơng trình, nội dung ĐTBD.

- Kinh phí ĐTBD ngân sách nhà nƣớc cấp hàng năm còn eo hẹp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, một bộ phận không nhỏ CCVC vẫn chƣa đƣợc tham dự các khóa bồi dƣỡng hàng năm, mặt khác định hƣớng ĐTBD của ngành Tài chính hiện nay vẫn mang tính chất ĐTBD cho lĩnh vực kinh tế - tài chính trong khi hoạt động DTQG lại mang tính kinh tế - kỹ thuật.

- Xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa chƣa bám sát với yêu cầu vị trí công việc, còn chậm đổi mới đặc biệt là so với sự thay đổi công nghệ bảo quản hàng DTQG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ công chức, viên chức của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)