CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu
Hình 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu
* Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Xác định vấn đề nghiên cứu có khi là rất quen thuộc và đơn giản nhƣng cũng không hiếm trƣờng hợp ngƣời nghiên cứu phải đƣơng đầu với những tình huống mới, mà ở đó dƣờng nhƣ chƣa có kinh nghiệm đi trƣớc nên trong những tình huống nhƣ vậy, việc xác định vấn đề nghiên cứu sẽ trở nên hết sức khó khăn. Khi đã xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu thì gần nhƣ chúng ta đã giải quyết đƣợc một nửa công việc nghiên cứu, phát triển những câu hỏi nghiên cứu cần phải giải quyết trong đề tài, biết đƣợc vấn đề cần nghiên cứu mang tính định tính hay định lƣợng để xác định các phƣơng pháp thực hiện đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo và đánh giá các công trình khoa học, bài viết về quản lý CCVC, việc xác định vấn đề nghiên cứu đƣợc tác giả thực hiện theo trình tự nhƣ sau:
- Thứ nhất, đánh giá những kết quả đạt đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đã đạt đƣợc về lý luận, về thực tiễn, về phƣơng pháp nghiên cứu và các giải pháp đã đề xuất.
- Thứ hai, xác định những ƣu điểm mà tác giả có thể tiếp tục kế thừa và phát huy khi thực hiện nghiên cứu công tác quản lý CCVC tại Tổng cục DTNN.
- Thứ ba, xác định những vấn đề mà trong phạm vi đề tài, tác giả cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và cách tiếp cận các vấn đề đó.
- Thứ tư, xác định câu hỏi nghiên cứu. Khi thực hiện nghiên cứu về công tác quản lý CCVC tại Tổng cục DTNN, có rất nhiều vấn đề đặt ra, tuy nhiên tác giả xác định vấn đề chính để làm câu hỏi nghiên cứu phải giải quyết trong đề tài là:
+ Thực trạng công tác quản lý đội ngũ CCVC của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trong những năm qua nhƣ thế nào? Có những ƣu điểm gì? Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế?
+ Cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ CCVC của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc?
+ Để thực hiện những giải pháp trên cần những điều kiện gì và triển khai các giải pháp đó nhƣ thế nào?
* Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện xác định vấn đề nghiên cứu, một trong những khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đã chỉ ra là các công trình nghiên cứu về quản lý CCVC hiện nay thƣờng tiếp cận vấn đề trên phƣơng diện chỉ khoa học quản lý hoặc khoa chỉ khoa học pháp luật. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài theo cả hai hƣớng tiếp cận là khoa học quản lý và khoa học pháp luật, trong đó xác định khoa học quản lý là hƣớng tiếp cận chủ đạo, hƣớng tiếp cận khoa học pháp luật mang ý nghĩa bổ sung, hỗ trợ.
Để triển khai các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phổ biến của khoa học quản lý và khoa học pháp luật:
- Phƣơng pháp luận: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp logic lịch sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin, số liệu.
* Bước 3: Nghiên cứu tài liệu để tổng hợp khung lý luận và thực tiễn
Tại bƣớc này, tác giả tìm đọc các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc quy định các vấn đề liên quan đến CCVC nhƣ: Luật Cán bộ, công chức; Luật viên chức; các văn bản hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện các luật trên.
- Cơ sở lý thuyết về khoa học quản lý và về đội ngũ CCVC.
- Các tài liệu về lịch sử hình thành và đặc điểm của đội ngũ CCVC tại Việt Nam; các tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục DTNN.
- Các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến các nội dung của quản lý CCVC trong và ngoài nƣớc.
* Bước 4: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng
Bƣớc này đƣợc tác giả thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là thu thập và xử lý thông tin, số liệu, tác giả liên hệ với Tổng cục DTNN để đƣợc cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung cần nghiên cứu trong giai đoạn 2010 đến 2014 nhƣ: báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục DTNN; báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ; báo cáo số lƣợng, chất lƣợng CCVC hàng năm; báo cáo chuyên đề hàng năm liên quan đến các nội dung quản lý CCVC.
Nguồn số liệu tác giả thu thập đƣợc chủ yếu là số liệu thứ cấp và tồn tại dƣới hai dạng là thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Có hai phƣơng hƣớng xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc. Tác giả sử dụng các công cụ văn phòng phổ biến hiện nay nhƣ Word, Excel cho việc tổng hợp và tính toán số liệu.
Giai đoạn thứ hai là đánh giá thực trạng: Căn cứ các thông tin đã qua xử lý ở trên, tác giả đƣa ra các nhận xét, so sánh và đánh giá đối với từng nội dung của công tác quản lý CCVC của Tổng cục DTNN. Việc nhận xét, đánh giá và so sánh dựa trên cơ sở các ý kiến, nhận định của các công trình nghiên cứu trƣớc đó; chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý CCVC của Tổng cục DTNN và bài học kinh nghiệm mà tác giả đã đƣa ra khi nghiên cứu khung lý luận và thực tiễn. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý CCVC tại Tổng cục DTNN.
* Bước 5: Nghiên cứu giải pháp
Bƣớc này cũng đƣợc tác giả thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, đưa ra nguyên tắc đề xuất giải pháp, cụ thể các giải pháp phải đảm bảo bốn nguyên tắc sau:
- Tính khoa học: các giải pháp đƣa ra phải khách quan, gắn với thực tiễn hoạt động của Tổng cục về bối cảnh quản lý, năng lực quản lý, đối tƣợng quản lý.
- Tính kế thừa và chọn lọc: các giải pháp đƣa phải xem xét, kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trƣớc đó, chọn lọc và vận dụng cụ thể
vào thực trạng của Tổng cục. Qua đó, các yếu tố tích cực sẽ đƣợc chọn lựa và các yếu tố không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
- Tính khả thi: các giải pháp phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Tổng cục để đảm bảo huy động đƣợc tối đa các nguồn lực tham gia vào thực hiện giải pháp, hƣớng đến việc hoàn thiện quy trình quản lý CCVC để đáp ứng yêu cầu quản lý của Tổng cục.
- Tính đồng bộ: các giải pháp đƣa ra đều có vai trò riêng nhƣng phải hỗ trợ nhau, mang tính đồng bộ và nằm trong một tổng thể thống nhất, không đối lập nhau. Khi thực hiện giải pháp này thì đồng thời phải thực hiện giải pháp kia để mang lại hiệu quả cao nhất.
Giai đoạn thứ hai là xây dựng giải pháp. Từ thực trạng công tác quản lý đội ngũ CCVC của Tổng cục và các nguyên tắc đề xuất giải pháp nêu trên, tác giả xây dựng các giải pháp trong đó xác định các chỉ tiêu sau:
- Giải pháp nào là giải pháp cở sở, tiền đề? Giải pháp nào mang tính quyết định, thúc đẩy?
- Mỗi hạn chế cần một giải pháp hay một nhóm giải pháp? Một giải pháp có thể đồng thời giải quyết nhiều hạn chế hay không?
Sau khi đã xác định đầy đủ các chỉ tiêu trên, tác giả đề xuất bảy giải pháp cơ bản để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ CCVC của Tổng cục DTNN.
2.2.2. Các công cụ được sử dụng
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng những công cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu nhƣ:
- Các bảng, biểu phục vụ quá trình thu thập thông tin, thống kê về thực trạng đội ngũ CCVC và thực trạng công tác quản lý CCVC của Tổng cục.
- Các công cụ phục vụ cho phân tích nhƣ: dãy số liệu, chỉ số, biểu đồ… - Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý CCVC.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC 3.1. Khái quát về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, đặc điểm công tác quản lý công chức, viên chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà nước
Tổ chức bộ máy quản lý lực lƣợng DTQG đã đƣợc hình thành tại nƣớc ta từ rất sớm, vào ngày 13-01-1956, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 663/TTg về tổ chức lực lƣợng dự trữ vật tƣ của quốc gia, trong đó quy định danh mục 27 loại hàng hoá thiết yếu và tạm giao cho Uỷ ban Kế hoạch quốc gia theo dõi, đôn đốc hoạt động dự trữ này và giao cho các Bộ: Công nghiệp, Thƣơng nghiệp, Quốc phòng, Y tế trực tiếp bảo quản 27 loại hàng dự trữ quốc gia nói trên; chỉ đƣợc xuất kho theo lệnh của Thủ tƣớng Chính phủ.
Ngày 07-8-1956, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc, trực thuộc Thủ tƣớng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tƣ Nhà nƣớc lúc đó gồm 04 phòng, 18 Ban Đại diện Vật tƣ dự trữ trực thuộc và hệ thống các kho dự trữ vật tƣ của Nhà nƣớc trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục DTNN ngày nay.
Ngày 20 tháng 8 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục DTNN thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về DTQG; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ đƣợc Chính phủ giao. Tổng cục DTNN có tƣ cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc và trụ sở tại Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nƣớc cấp.
Về hoạt động DTQG hiện nay thực hiện theo Luật Dự trữ Quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013; Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ Quốc gia. DTQG đƣợc tổ chức thành một hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, có phân công cho các Bộ, ngành quản lý hàng DTQG theo quy định của Chính phủ. Các đơn vị đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao quản lý trực tiếp các mặt hàng DTQG là 9 Bộ, ngành với hàng trăm mặt hàng đủ các loại phục vụ cho các lĩnh vực bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh cứu trợ, cứu nạn…Việc phân công quản lý hàng DTQG đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 3.1. Phân công các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia TT Tên đơn vị Danh mục mặt hàng đƣợc giao quản lý
1 Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN)
Lƣơng thực (thóc, gạo); Vật tƣ, thiết bị cứu hộ, cứu nạn; Vật trƣ dự trữ thông dụng động viên công nghiệp: kim khí, thiết, thiết bị vật tƣ cứu hộ, cứu nạn; muối trắng
2 Bộ Quốc Phòng
Nhiên liệu, dầu nhờn, mỡ máy chuyên dùng trong quốc phòng; kim khí và các loại vật tƣ đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, đạn dƣợc; xe máy, trang thiết bị và phụ tùng đặc chủng dùng trong quốc phòng, xăm lốp, bình điện đặc chủng, thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng; vật tƣ, máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành cơ yếu
3 Bộ Công An
Vật tƣ, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lƣợng công an nhân dân; vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh, phòng chống tội phạm
4 Bộ Công Thƣơng Xăng dầu các loại, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trƣờng; thuốc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản
6 Bộ Y tế
Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho ngƣời; hóa chất khử khuẩn, khử trùng xử lý nguồn nƣớc
7 Bộ Giao thông vận tải Ray, dầm cầu đƣờng sắt; xăng dầu chuyên dùng cho ngành Hàng không
8 Đài Tiếng nói Việt Nam Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ 9 Đài Truyền hình Việt Nam Hệ thống thu, phát hình đồng bộ.
3.1.2. Đặc điểm công tác quản lý công chức, viên chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trữ Nhà nước
3.1.2.1. Cơ chế quản lý và nguồn tài chính dành cho Dự trữ Quốc gia
Để bảo đảm DTQG đủ nguồn lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thì Nhà nƣớc cần phải dành ngân sách để xây dựng và tích luỹ thành quỹ dự trữ và Chính phủ phải trực tiếp quản lý. Theo đó, DTQG chịu sự quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ của Chính phủ và toàn bộ kinh phí phục vụ cho hoạt động dự trữ đƣợc lấy từ ngân sách nhà nƣớc.
Trƣớc những năm 1975, hàng hoá vật tƣ DTQG đƣợc hình thành từ hàng viện trợ của các nƣớc. Toàn bộ vật tƣ, khí tài, máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu nƣớc ta trƣớc năm 1975 chủ yếu do các nƣớc trong phe xã hội chủ nghĩa viện trợ. Số vật tƣ này đƣợc trích một phần đƣa vào DTQG để phòng ngừa, khắc phục thiên tai, địch hoạ, thực hiện lệnh tổng động viên khi cần thiết. Riêng dự trữ lƣơng thực, thời gian này đƣợc hình thành từ nguồn thu thuế nông nghiệp. Các kho dự trữ nằm ở các địa phƣơng, phối hợp với các phòng lƣơng thực các huyện tổ chức thu, nhập thóc thuế nông nghiệp của các Hợp tác xã.
Từ sau đổi mới đến nay, nguồn vốn mua tăng cƣờng DTQG hàng năm do Bộ Tài chính cấp theo Luật Ngân sách. Sau khi Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt kế hoạch nhập, xuất tăng cƣờng DTQG, Bộ Tài chính sẽ cấp ngân sách cho các Bộ, ngành đƣợc giao trực tiếp quản lý các mặt hàng theo phân công của Chính phủ để các Bộ, ngành triển khai thực hiện. Ngân sách Nhà nƣớc không chỉ cấp vốn mua hàng mà toàn bộ kinh phí phục vụ cho việc xuất, nhập, bảo quản và hoạt động của bộ máy quản lý.
Cơ chế quản lý và nguồn tài chính cho DTQG nhƣ trên là điểm khác biệt của DTQG tại Việt Nam so với các nƣớc trên thế giới.
3.1.2.2. Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý công chức, viên chức
Tổ chức bộ máy của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc hiện nay thực hiện theo quy định tại Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý gồm: cơ quan Tổng cục DTNN, 22 Cục DTNN khu vực, 98 Chi cục DTNN tƣơng ứng với khoảng 234 kho chứa hàng có nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc về DTQG và trực tiếp tổ chức quản lý DTQG Chính phủ phân công cho