Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh Quản lý kinh tế (Trang 53 - 58)

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực trong các DNNVV ở

2.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

2.1.1.1. Chính sách của Nhà nước a) Về phía Nhà nước

- Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách vĩ mô có tác dụng thúc đẩy, phát triển nhanh chóng DNNVV. Đó là sự công nhận của Hiến pháp Việt Nam về thành phần kinh tế tƣ nhân, đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, các luật nhƣ luật doanh nghiệp năm 1999, luật DN năm 2005.

- Bộ Luật lao động là luật có ảnh hƣởng rất quan trọng đến hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hƣởng đến đào tạo ở khía cạnh đáp ứng đúng yêu cầu của công việc về an toàn lao động. Luật dạy nghề (2006) đã quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.

- Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về trợ giúp phát triển DNNVV nhƣ: Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, Nghị định số 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 là cơ sở pháp lý quan trọng để hỗ trợ phát triển DNNVV.

- Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng nhƣ ở Hà Tĩnh đã nhận đƣợc nhiều hỗ trợ của nhà nƣớc, cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Các hỗ trợ rất đa dạng từ hỗ trợ vốn, khuyến khích đầu tƣ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và cải tiến công nghệ, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực.

b) Về phía địa phương

Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực của quốc gia đó. Sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực của tỉnh đó. Tỉnh Hà Tĩnh cũng nằm trong xu thế ấy. Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền tỉnh về vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà, trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng đầy đủ, đúng đắn.

Tập trung quyết liệt vào việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại chỗ cho các dự án trên địa bàn tỉnh đƣợc Đảng bộ, chính quyền tỉnh ƣu tiên hàng đầu. Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, yêu nƣớc, sống nhân văn, nhân đạo, sáng tạo và chịu khó lao động. Liên tục trong nhiều năm gần đây, giáo dục & đào tạo Hà Tĩnh đạt thành tích cao và phát triển vững chắc, tạo tiền đề quan trọng về học vấn phổ thông, nhân cách, lý tƣởng sống, niềm tin vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thanh niên vững tin tham gia các lớp đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, sẵn sàng hội nhập thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Hà Tĩnh hiện thu hút nhiều dự án đầu tƣ trọng điểm từ Trung ƣơng triển khai trên địa bàn tỉnh.

Một số chính sách nổi bật nhằm phát triển nguồn nhân lực đƣợc UBND tỉnh Hà Tĩnh đề ra:

- Chính sách thu hút nhân tài đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011 về Quy định tạm thời chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao giai đoạn 2011 - 2015 và tại Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về việc bổ sung, thay thế một số nội dung Quy định tại Quyết định 14/2011/QĐ-UBND.

- Hà Tĩnh đã và đang triển khai quy hoạch, sắp xếp, nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với việc thực hiện các chƣơng trình phát triển KT-XH. Triển khai các đề án đào tạo nguồn nhân lực lao động phục vụ các chƣơng trình, dự án trọng điểm, đào tạo nghề cho lao động trong vùng di dời, tái định cƣ. Hiện toàn tỉnh có 37 cơ sở đào tạo nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 2,3 vạn lao động. Từ 2008 đến 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,5% lên 35%, trong đó, đào tạo nghề tăng từ 20% lên 31%. Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm bằng nhiều hình thức. Mỗi năm, tỉnh có trên 3,1 vạn lao động có việc làm mới và xuất khẩu lao động trên 6.000 ngƣời. (Báo Hà Tĩnh)

- Bên cạnh đó, thời gian qua để giải quyết tình trạng bất cập giữa nhu cầu và khả năng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, chất lƣợng cao, Tỉnh đã có các chính sách vừa thu hút, vừa tăng cƣờng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc. Chính sách khuyến khích

đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh, giai đoạn 2008-2012 đƣợc ban hành với nhiều cơ chế ƣu đãi cụ thể. Tuy vậy, các chính sách thu hút trên chỉ mới có tác dụng đối với hệ thống cán bộ, công chức, viên chức, chƣa có tác dụng lớn trong việc thu hút vào các doanh nghiệp.

- Từ năm 2010 ngân sách trung ƣơng bố trí 423 tỷ đồng để hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện các nội dung liên quan đến công tác đào tạo nhân lực cho KKT Vũng Áng. Ngoài ra Bộ LĐTB&XH đã phê duyệt danh mục nghề đầu tƣ trọng điểm giai đoạn 2011-2015, trong đó có đầu tƣ các trƣờng của Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lƣợng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn trong KKT Vũng Áng; phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tƣ cơ sở vật chất, tăng cƣờng năng lực dạy nghề bằng nguồn vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức (Báo Hà Tĩnh).

- Các nhà trƣờng đã và đang tích cực tiếp cận với các doanh nghiệp, Khu kinh tế tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Chỉ tính riêng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 3.000 học viên phục vụ nhu cầu doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng, trong đó Đại học và bồi dƣỡng chuyên ngành 166 ngƣời, Cao đẳng nghề có 956 ngƣời, trung cấp nghề 1.552 ngƣời, 349 ngƣời sơ cấp nghề với các nhóm nghề điện, hàn, may công nghiệp… Nhằm đảm bảo chỗ ở và các điều kiện tiện ích cho ngƣời lao động tại KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã dành khu đất với có tổng diện tích 91,46 ha để xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân trong Khu kinh tế.

- Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, cũng nhƣ quy hoạch xây dựng mạng lƣới các trƣờng dạy nghề trên địa bàn. Đặc biệt đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành trung ƣơng để huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực. Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KKT xây dựng các khu nhà ở kèm theo các tiện ích xã hội cho ngƣời lao động…Tuy nhiên, Phó Thủ tƣớng cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhƣ: quy mô đào tạo còn thấp, chƣa xây dựng đƣợc cơ chế đặc thù về đào tạo nghề tƣơng

xứng với yêu cầu đạt ra, chính sách thu hút lao động chƣa thực sự thỏa đáng, thông tin về nhu cầu lao động, việc làm chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi; mối liên hệ thƣờng xuyên giữa 2 tổ công tác của Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên, kế hoạch xây dựng các khu nhà ở cho công nhân chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc kết hoạch đạt ra.

2.1.1.2. Chính sách của Doanh nghiệp

Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lƣợc/kế hoạch kinh doanh và đi đôi với nó là việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lƣợc dài hạn về nguồn nhân lực vì nó là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp để tăng trƣởng quy mô và nâng sức cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hội nhập. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là chỉ dẫn quan trọng để công ty thực hiện đƣợc mục tiêu cung cấp đƣợc nguồn nhân lực với chất lƣợng và số lƣợng phù hợp cho tổ chức.

Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công cụ quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Thật vậy, chỉ khi doanh nghiệp có chính sách này rõ ràng thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới đƣợc quan tâm xứng đáng và việc lựa chọn đúng ngƣời đi đào tạo sẽ đƣợc xem xét kỹ lƣỡng hơn.

Bảng 2.1: Chiến lƣợc, chính sách, nhu cầu của DN về PTNNL

TT Nội dung Số phiếu trả lời Trả lời Tỷ lệ Có Không (%) 1

Doanh nghiệp có chiến lƣợc về

PTNNL? 66 12 44 18

2

Doanh nghiệp có chính sách bằng văn

bản về đào tạo nhân lực không? 66 20 46

30

3

Doanh nghiệp đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển NNL thông qua việc đánh

giá thực hiện công việc của nhân viên 66 20 46 30

Kết quả khảo sát với 66 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, ta thấy chỉ có 18% doanh nghiệp có chiến lƣợc PTNNL. Qua phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty thì đƣợc trả lời là hầu nhƣ họ không có chiến lƣợc về việc PTNNL cho doanh nghiệp. Họ cho rằng “ họ không quan tâm đến vấn đề này lắm, lợi nhuận và doanh số là hàng đầu” - một vị giám đốc công ty đã khẳng định. Một số rất ít đƣợc cho là có xây dựng chiến lƣợc nhƣng chỉ là chiến lƣợc kinh doanh chứ chƣa có chiến lƣợc về PTNNL.

Đối với chính sách bằng văn bản vể đào tạo nguồn nhân lực, kết quả điều tra cho thấy chỉ có 30% ngƣời trả lời rằng doanh nghiệp của họ có chính sách bằng văn bản về đào tạo và phát triển trong đó có qui định rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của công ty, cá nhân trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có tiêu chuẩn và qui trình lựa chọn nhân viên đi đào tạo. Trong khi đó, số doanh nghiệp không có chính sách về đào tạo chiếm đa số đến 70%.

Theo phỏng vấn, một số công ty khuyến khích nhân viên tham gia các lớp đào tạo, rồi tự chịu kinh phí đào tạo mà bản thân doanh nghiệp không hỗ trợ gì cho nhân viên về phần kinh phí này, một số doanh nghiệp chỉ tạo điều kiện về mặt thời gian cho nhân viên trong quá trình học tập mà thôi. Số doanh nghiệp có chính sách đào tạo cho nhân viên nhƣ Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê, Công ty CP Đầu tƣ và xây dựng số 1, Công ty CP Khoáng sản và TM Hà Tĩnh ...

Một thực tế cho thấy, có rất nhiều nhân viên trong các DNNVV tại Hà Tĩnh tham gia các lớp đào tạo, họ tự bỏ kinh phí và thời gian của họ dùng cho việc học tập này thƣờng là ngoài giờ làm việc, trong các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các buổi tối ... Loại hình đào tạo này thƣờng là các lớp Đại học tại chức, liên thông Cao Đẳng, Đại học của các trƣờng Đại học trong nƣớc liên kết giảng dạy.

Vậy tại sao công ty lại không có và không nhận thấy cần có hoạt động chiến lƣợc về phát triển nguồn nhân lực? Nguyên nhân chủ yếu là do công ty không có kinh phí để xây dựng và thực hiện và do chủ doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực – đây là kết quả phỏng vấn nhận đƣợc từ hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi.

Nhìn chung nhận thức của chủ doanh nghiệp về PTNNL còn có nhiều hạn chế. Do chƣa thấy tầm quan trọng của hoạt động này, nên phần lớn doanh nghiệp không có chiến lƣợc PTNNL. Mặt khác, cũng do hạn chế về nhận thức, phần lớn chủ doanh nghiệp sử dụng ngƣời chuyên trách về PTNNL không qua đào tạo bài bản, họ không xây dựng chính sách PTNNL, không thực hiện phát triển nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Trong quản lý hoạt động đào tạo và phát triển thì do không thấy tầm quan trọng của PTNNL và không biết nội dung của hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nên hoạt động này còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Tĩnh Quản lý kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)