2.3. Đánh giá chung
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.3.1. Hạn chế
Những năm qua, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tăng lên nhanh chóng, nhƣng số lƣợng DN của tỉnh còn ít (chiếm tỷ lệ xấp xỉ 0,5% so với cả nƣớc), quy mô phần lớn còn nhỏ bé; cơ cấu ngành nghề, tổ chức SXKD còn nhiều bất cập.
Một số lƣợng lớn doanh nghiệp hình thành một cách tự phát, có một số vốn nhất định rồi thành lập doanh nghiệp để dễ dàng hoạt động hơn, con số này chiếm tỷ
lệ rất lớn ở thành phần DNTN. Các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh còn hạn chế về vốn kinh doanh, chƣa nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ về vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là huy động từ nội lực.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của yếu tố thiên nhiên nhƣ: thời tiết khắc nghiệt; thiên tai bão lũ xảy ra hàng năm gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mặc dù Hà Tĩnh có nguồn lao động trẻ, rất dồi dào, nhƣng chất lƣợng lao động ở các DNNVV còn thấp, tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo rất cao. Trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ của không ít DN còn lạc hậu, trình độ chuyên môn, tay nghề của ngƣời lao động nhìn chung còn thấp; hiệu quả SXKD còn thấp, năng suất lao động chƣa cao, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu và sản phẩm có uy tín để chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng, tỷ suất lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh còn kém... Công tác quản trị DN còn nhiều bất cập; quản lý tài chính còn thiếu minh bạch; tính liên doanh, liên kết chƣa cao. Việc chấp hành các chính sách pháp luật về lao động chƣa thực sự nghiêm túc, việc tham gia đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động trong một số DN chƣa nghiêm túc; một bộ phận DN chƣa chú trọng việc thành lập các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên.
Chất lƣợng đào tạo nghề ở Hà Tĩnh còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế: Sau 4 năm đi vào hoạt động, đã có 93 DN trong và ngoài nƣớc đầu tƣ tại KKT Vũng Áng với số vốn đăng kí trên 190.000 tỷ VNĐ. Dự kiến đến 2015, các DN tại KKT Vũng Áng cần 35.000 lao động (75% lao động có trình độ kỹ thuật trở lên), và đến năm 2020, cần 70.000 ngƣời… Trong lúc các cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh Hà Tĩnh mới đáp ứng khoảng 53% nhu cầu đào tạo nhân lực; việc đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, mức đầu tƣ lớn, nhƣ luyện cán thép, cơ khí chế tạo, thủy lực còn nhiều hạn chế.
Trình độ của các chủ doanh nghiệp/giám đốc công ty trong các DNNVV tại Hà Tĩnh còn thấp, thiếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là khả năng vận dụng thực tiễn: lực lƣợng lãnh đạo, quản lý đa số chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ về kinh tế và quản lý, dẫn đến mức độ thiếu đạt tiêu chuẩn yêu cầu và
chất lƣợng công tác của họ còn thấp.
Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và sử dụng nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh, giai đoạn 2008-2012 đƣợc ban hành với nhiều cơ chế ƣu đãi cụ thể. Tuy vậy, các chính sách thu hút trên chỉ mới có tác dụng đối với hệ thống cán bộ, công chức, viên chức, chƣa có tác dụng lớn trong việc thu hút vào các doanh nghiệp.
Lực lƣợng công nhân giỏi nghề, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi còn đang thiếu. Chính vì vậy, năng suất lao động ở Hà Tĩnh vẫn còn thấp so với trong nƣớc và các nƣớc trên thế giới.
Thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động: trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung còn yếu, chi phí sản xuất còn cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp thì càng cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
2.3.3.2. Nguyên nhân
Trƣớc hết do Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chiếm ƣu thế, ngƣời lao động còn mang nặng tâm lý của ngƣời nông dân, chƣa hình thành nền nếp, kỷ luật lao động theo phƣơng thức sản xuất công nghiệp. Mặt khác, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, nên nhiều lao động phải đi làm ăn xa, nhất là lực lƣợng lao động trẻ ở nông thôn, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh hiện nay.
Nhu cầu về đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh rất lớn, trong khi đó hệ thống giáo dục đào tạo nghề lại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó. Toàn tỉnh hiện có 37 cơ sở dạy nghề, nhƣng quy mô, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Nội dung đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chƣa tiếp cận đƣợc với những tri thức mới, công nghệ mới, nghề nghiệp mới, học ít đi đôi với hành nên kỹ năng thực hành, ứng dụng vào sản xuất hạn chế. Công tác đào tạo nghề chƣa sát và chƣa gắn với nhu cầu phát triển của các ngành, nghề ở địa phƣơng.
Mỗi năm bình quân tỉnh có gần 7.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Đây là nguồn cung cấp nhân lực có chất xám dồi dào cho xã hội, trong đó có doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nhiều sinh viên là con em Hà Tĩnh sau khi ra trƣờng không muốn về làm việc tại quê hƣơng. Bài toán “chảy máu chất xám” nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc đặt ra mà đến nay dù có nhiều cố gắng trong việc tạo cơ chế, chính sách thu hút, nhƣng nguồn lao động này vẫn chỉ dừng lại ở những con số khiêm tốn… các doanh nghiệp không đủ sức hút cho các nhà quản lý, cho ngƣời lao động giỏi.
Trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung còn yếu, chi phí sản xuất còn cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp thì càng cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Cần phải thấy rằng ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời sử dụng lao động đều đang cùng ở chung trên một con thuyền doanh nghiệp và con thuyền đó chƣa quen sóng dữ nhƣng đã phải ra khơi. Nếu doanh nghiệp bị phá sản thì không chỉ ngƣời chủ mất doanh nghiệp mà ngƣời lao động cũng bị mất việc làm. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa ngƣời lao động và giới chủ là mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời "giống nhƣ những ngƣời cùng trên một con thuyền, chủ sử dụng lao động là ngƣời lái thuyền, còn tập thể ngƣời lao động là những tay chèo, cần phải đồng lòng chung sức đƣa con thuyền vƣợt lên sóng cả, hội nhập thành công”. Có thể giải thích cho tình trạng này là do nguyên nhân cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp chƣa thực sự đề cao yếu tố con ngƣời trong doanh nghiệp, chƣa có chiến lƣợc về PTNNL, chƣa có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực cho tổ chức mình.
Hệ thống cơ chế chính sách chƣa đồng bộ, chƣa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển. Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả thấp. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách đối với ngƣời dạy, ngƣời học, cán bộ quản lý, chính sách đãi ngộ giáo viên, thợ bậc cao chậm đƣợc ban hành.
Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, một số ít doanh nghiệp điều chỉnh giảm tiến độ đầu tƣ, một số khác đang trong giai đoạn xây dựng, vì vậy nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động còn hạn chế nên một lƣợng lớn học viên sau đào tạo không có việc làm, qua đó tác động đến tâm lý ngƣời lao động làm họ không mặn mà và còn ngại đến tham gia học nghề.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ TĨNH