2.3. Đánh giá chung
2.3.2. Những thành tựu và nguyên nhân
Hà Tĩnh hiện thu hút nhiều dự án đầu tƣ trọng điểm từ Trung ƣơng triển khai trên địa bàn tỉnh nhƣ: dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng của Tập đoàn FORMOSA - Đài Loan (tổng mức đầu tƣ giai đoạn 1 gần 10 tỷ USD) đang đƣợc triển khai quyết liệt, đúng tiến độ. Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng mức đầu tƣ 1,65 tỷ USD phát điện vào cuối năm 2013. Các dự án cấp nƣớc, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ tại Khu kinh tế Vũng Áng; các dự án tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, công trình thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang . Đặc biệt là việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia tại Khu kinh tế Vũng Áng trong những năm tới là rất lớn, khoảng 35.000 lao động bao gồm: kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật các bậc, lái xe các loại, lao động phổ thông... đòi hỏi các bộ, ngành Trung ƣơng, địa phƣơng, các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo và dạy nghề, các doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các vùng phụ cận cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ mới có thể đảm bảo đƣợc nguồn nhân lực theo nhu cầu của Khu kinh tế Vũng Áng. Đây là cơ hội, điều kiện và môi trƣờng thuận lợi để phát triển của các DNNVV với đa dạng các sản phẩm, ngành nghề hoạt động.
Hà Tĩnh đã và đang đầu tƣ xây dựng các cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành trong tỉnh: Trƣờng Đại học Hà Tĩnh thành lập năm 2007, đến nay đã và đang đào tạo hơn 40 mã ngành từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đến sau đại học, với gần 6000 sinh viên, học sinh, quy mô phát triển giai đoạn 2015-2020 là 15.000 đến 20.000 sinh viên, học sinh.
hội hóa nguồn lực cho đào tạo nghề, hệ thống và mạng lƣới dạy nghề Hà Tĩnh đã bắt đầu đƣợc đổi mới và phát triển. Hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo đã chuyển sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Những năm gần đây, Hà Tĩnh đã và đang triển khai quy hoạch, sắp xếp, nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với việc thực hiện các chƣơng trình phát triển KT-XH. Triển khai các đề án đào tạo nguồn nhân lực lao động phục vụ các chƣơng trình, dự án trọng điểm, đào tạo nghề cho lao động trong vùng di dời, tái định cƣ. Hiện toàn tỉnh có 37 cơ sở đào tạo nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 2,3 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 22,5% lên 35%, trong đó, đào tạo nghề tăng từ 20% lên 31%. Công tác giải quyết việc làm đƣợc quan tâm bằng nhiều hình thức. Mỗi năm, tỉnh có trên 3,1 vạn lao động có việc làm mới và xuất khẩu lao động trên 6.000 ngƣời.
Từ những thành tựu chung đã đạt đƣợc ở trên, các DNNVV tại Hà Tĩnh cũng đã ít nhiều chịu sự ảnh hƣởng chung đó. Trong những năm qua, tỷ lệ đăng ký thành lập các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng lên nhanh chóng vì đây là hệ quả của sự phát triển KKT Vũng Áng, đã làm cho nhu cầu về việc làm, lao động, về các dịch vụ đi kèm tăng cao, kéo theo là sự hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì các doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn ngƣời lao động, tăng thu ngân sách cho địa phƣơng hàng năm, góp phần xây dựng kinh tế xã hội cho tỉnh nhà.