Trong so sánh với xu hƣớng đầu tƣ nói chung, đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt nam có những điểm đặc thù. Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tƣ nói riêng chịu ảnh huởng đáng kể của quan hệ chính trị giữa hai nƣớc. Quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc đã tăng, giảm, trồi, sụt tuỳ theo quan hệ chính trị tốt đẹp hay căng thẳng giữa hai bên.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc vào nền kinh tế Việt nam đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm 1991, sau khi bình thƣờng hoá quan hệ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, có thể nói FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trải qua hai thời kỳ rõ rệt: giai đoạn 1991-1999: là giai đoạn khởi đầu của quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc. Từ năm 2000 đến 2011, với sự tăng tiến của quan hệ chính trị, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ cũng có sự phát triển vƣợt bậc. Cùng với khởi sắc của quan hệ thƣơng mại, các nhà đầu tƣ Trung Quốc ngày càng quan tâm tới thị trƣờng Việt nam. Số lƣợng các công ty đến thăm dò và đầu tƣ tại thị trƣờng Việt nam ngày càng nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây. Có một số nhân tố qui định quá trình tăng tiến của quan hệ đầu tƣ giữa hai bên giai đoạn 2000-2011:
2.3.1. Về phía Trung Quốc
a. Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược đầu tư ra nước ngoài
Cùng với trào lƣu của các nƣớc đang phát triển ngày càng đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất tích cực trong hoạt động đầu tƣ ở bên ngoài. Thực ra, từ năm 1998, các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nƣớc, nhiều khu vực trên thế giới, qua đó mà quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Trung Quốc và các nƣớc cũng ngày càng tăng tiến. Tới Đại hội Đảng lần thứ 16, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh chiến
lƣợc kinh tế đối ngoại của mình: tức là chuyển từ chiến lƣợc đơn phƣơng "thu hút vào" sang chiến lƣợc kết hợp giữa "thu hút vào" và "đi ra ngoài". Nói cách khác, trong giai đoạn mới, Trung Quốc chủ trƣơng thúc đẩy mạnh mẽ đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
b. Cũng trong giai đoạn 2000-2011, tiềm lực của các doanh nghiệp Trung quốc đã mạnh lên một cách đáng kể.
Các doanh nghiệp này không những đã có nguồn vốn lớn hơn, có khả năng công nghệ cao hơn, mà còn có những kinh nghiệm nhất định trong đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển mới 2000-2011, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, trong đó có đầu tƣ vào Việt Nam.
2.3.2. Về phía Việt nam
Trong giai đoạn 2000-2011, đứng trƣớc tình hình tiềm lực kinh tế và kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng mạnh lên, phía Việt Nam cũng quan tâm hơn đến việc thu hút FDI từ Trung Quốc.
Cũng trong giai đoạn 2000-2011, chính sách thu hút FDI của Việt Nam cũng thông thoáng cởi mở hơn. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục đƣợc sửa đổi, nhất là với Luật đầu tƣ nƣớc ngoài mới năm 2005, môi trƣờng đầu tƣ ở Việt nam đã đƣợc cải thiện đồng bộ và đáng kể (môi trƣờng pháp lý, cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, chính sách lao động, xoá bỏ sự phân biệt trong chính sách đối với doanh nghiệp FDI... Tất cả những thay đổi đó đã làm cho Việt nam trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng. 2.3.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam
Trong việc đầu tƣ thực sự vào thị trƣờng Việt nam, các doanh nghiệp Trung Quốc về cơ bản vẫn còn chậm chễ, họ chỉ mới thực sự quan tâm đến thị trƣờng Việt nam trong vài năm gần đây. Trung Quốc là một nƣớc lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ở châu Á và đứng thứ hai trên thế giới. Trung Quốc
hiện đang đầu tƣ mạnh mẽ ra nƣớc ngoài. Nhƣng tại thị trƣờng Việt nam, thì đầu tƣ của Trung Quốc vẫn chƣa phải ở mức cao.
So sánh với các luồng đầu tƣ của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới:
Xét về xu hƣớng, từ năm 2000 trở đi, nhất là trong những năm gần đây, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự tăng tiến rõ rệt, nhƣng trong so sánh với các luồng đầu tƣ của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới, thì đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam còn hạn chế. Định hƣớng ƣu tiên đầu tƣ của Trung Quốc từ trƣớc đến nay vẫn là hiện nay là các quốc gia và các lãnh thổ nhƣ: Châu Á (các nƣớc ASEAN), châu Phi, châu Mỹ Latinh. Gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, địa bàn của Trung Quốc đã mở rộng sang cả Bắc Mỹ và châu Âu… Nỗ lực của Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm săn lùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trƣờng, tăng các tài sản chiến lƣợc (cả công nghệ và thƣơng hiệu).
Trong châu Á, đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam còn rất hạn chế trong so sánh với đầu tƣ của Trung Quốc vào các nƣớc khác. Chỉ riêng trong so sánh với các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Lào và Campuchia, đầu tƣ của Trung Quốc vào những nƣớc này cũng cao hơn hẳn vào Việt Nam. Trong khi đó, liên tục trong những năm gần đây, đầu tƣ của Trung Quốc ở Campuchia luôn đứng đầu. Đến tháng 6 năm 2002, đầu tƣ của Trung Quốc vào Campuchia là hơn 100 dự án, vốn đăng ký khoảng 350 triệu USD, xếp thứ 4 sau Malaysia, Đài Loan, Mỹ. Nhƣng đến năm 2009, tổng đầu tƣ của Trung Quốc ở Campuchia đã vƣợt 6 tỷ USD, gấp gần 3 lần đầu đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam gần 20 năm qua. Với Lào, hiện Trung Quốc đang đứng ở vị trí thứ 2 trong tổng số 37 nƣớc có vốn đầu tƣ trực tiếp tại Lào, sau Thái Lan. Bộ trƣởng Kế hoạch và Đầu tƣ Lào Sinlavong Khoutphaythoun cho biết, vốn đầu tƣ của Trung Quốc tại Lào hiện đã đạt 3,577 tỷ USD (trong đó vốn đầu tƣ trực
tiếp của Trung Quốc là 2,67 tỷ USD, số còn lại là phần hùn vốn của các liên doanh giữa hai nƣớc), mặc dù hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc tại Lào mới chỉ bắt đầu từ năm 1998-1999. Trong 10 tháng năm 2009, Lào đã cấp phép cho 20 dự án của Trung Quốc với số vốn 247 triệu USD. Các dự án chủ yếu của Trung Quốc tại Lào là cao su, thuỷ điện và khai thác kháng sản. Hiện nay, Chính phủ Lào đang xem xét 58 dự án khác của các công ty Trung Quốc. Khi đƣợc thông qua, đầu tƣ của Trung quốc sẽ gia tăng mạnh. Nhƣ vậy, cho đến nay, đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam, nƣớc có thị trƣờng lớn nhất, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất trong ba nƣớc Đông Dƣơng đều là láng giềng của Trung Quốc, tăng trƣởng chậm nhất với tổng vốn đầu tƣ thấp nhất.
FDI của Trung Quốc còn khiêm tốn trong so sánh với các nƣớc khác tại Việt Nam. Năm 2009, FDI của Trung Quốc vào Việt nam đứng thứ 11 trong tổng số nƣớc và lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Năm 2010, FDI của Trung Quốc vào Việt nam đứng thứ 8 trong tổng số nƣớc và lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Đến 2011, Trung Quốc đã đứng thứ 5/53 nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ trực tiếp ở Việt Nam.
Về qui mô đầu tƣ một dự án, Trung Quốc có khoảng cách rất lớn so với những nƣớc đứng đầu ở Việt Nam.
Mặc dù có sự gia tăng về tổng giá trị vốn và số dự án, nhƣng rõ ràng, con số nhƣ vậy hoàn toàn chƣa tƣơng xứng với thực lực kinh tế Trung Quốc và cũng chƣa đáp ứng đƣợc sự mong đợi của Việt Nam.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM