Vị thế mới của Trung Quốc trên bản đồ dòng ra FDI của thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc tại việt nam tác động và một số vấn đề đặt ra (Trang 28 - 43)

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI

1.2.2. Vị thế mới của Trung Quốc trên bản đồ dòng ra FDI của thế giới

a. Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”

Tại Đại hội Đảng lần thứ 16, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh chiến lƣợc kinh tế đối ngoại của mình: tức là chuyển từ chiến lƣợc đơn phƣơng "thu hút vào" sang chiến lƣợc kết hợp giữa "thu hút vào" và "đi ra ngoài". Nói cách khác, trong giai đoạn mới, Trung Quốc chủ trƣơng thúc đẩy mạnh mẽ đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Cơ sở của chiến lƣợc “đi ra ngoài” của Trung Quốc của Trung Quốc. Thứ nhất, với những kỳ tích tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần đây, hiện Trung Quốc là nƣớc có nguồn ngoại tệ lớn nhất thế giới, và cũng là nhà đầu tƣ có lƣợng vốn lớn nhất thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng, trong điều kiện các nƣớc phát triển đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản suy yếu đáng kể, địa vị của Trung Quốc với tƣ cách là nhà sở

hữu và cung cấp vốn lớn nhất của thế giới càng đƣợc nâng cao. Trên cơ sở này, Trung Quốc đã đặc biệt đẩy mạnh đầu tƣ ra bên ngoài.

Thứ hai, rrong những năm gần đây, tiềm lực của các doanh nghiệp Trung Quốc đã mạnh lên một cách đáng kể. Các doanh nghiệp này không những đã có nguồn vốn lớn hơn, có khả năng công nghệ cao hơn, mà còn có những kinh nghiệm nhất định trong đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Vì vậy, trong giai đoạn những năm gần đây, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.

Thứ ba, việc đẩy mạnh đầu tƣ ra bên ngoài của Trung Quốc trƣớc hết nhằm đạt đƣợc nhiều mục đích: mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tài nguyên cố hữu từ trƣớc đến nay, cũng nhƣ phục vụ nền kinh tế "quá nóng" của Trung Quốc hiện nay; nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nƣớc ngoài; khắc phục sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD. ..

b. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang tăng lên mạnh mẽ, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Xu hƣớng này hiện nay vẫn tiếp tục, do nguồn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc ngày càng tăng và là chìa khóa cho các chính sách của chính phủ. Nguồn thu từ các khoản đầu tƣ ra nƣớc ngoài hiện nay Trung Quốc cộng với các khoản thặng dƣ thƣơng mại giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.

Mặc dù nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh với lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Trung Quốc, nhƣng các công ty Trung Quốc ở nƣớc ngoài vẫn đang đạt đƣợc những kết quả lớn trong việc di chuyển nguồn vốn quốc tế, đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong một loạt các lĩnh vực từ tài nguyên thiên nhiên đến sản xuất, viễn thông và nhiều ngành khác. Cùng với

một nền kinh tế liên tục tăng trƣởng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, quặng sắt, nhôm, uranium, và vì vậy, nƣớc này buộc phải xây dựng quan hệ thƣơng mại với châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh, và các quốc gia giàu tài nguyên khác để đảm bảo nguồn cung cho nền kinh tế luông trong tình trạng tăng trƣởng nóng.

Hiện Trung Quốc đang trở thành nƣớc dẫn đầu trong thúc đẩy xu hƣớng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các nƣớc đang phát triển. Bƣớc nhảy vọt trong dòng vốn ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đƣợc đánh dấu năm 2008 bằng con số 55.91 tỉ USD, tăng vọt 110% so với 26.51 tỉ USD năm 2007. Cuối năm 2009, tổng khối lƣợng FDI ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đạt con số 245.75 tỉ USD [4, tr. 75 – 77]. Tăng trƣởng dòng FDI ra nƣớc ngoài (ODI) của Trung Quốc đặc biệt lớn trong những năm gần đây, từ ít hơn 100 triệu USD trong những năm 1980 tới 56.53 tỉ USD năm 2009, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 có số vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhiều nhất, theo khối lƣợng. [37]

Sự phát triển nhanh chóng trong hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc phản ánh không chỉ sự trƣởng thành và hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc mà nó còn cho thấy nhu cầu mở rộng nguồn cung ra nƣớc ngoài của Trung Quốc với việc tăng thị trƣờng mới, và cả việc xuất khẩu các tiến bộ công nghệ. Năm 2010, các nhà đầu tƣ có trụ sở ở Trung Quốc, Hong Kong đang tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ khác ra nƣớc ngoài chiếm khoảng 1/10 các giao dịch toàn cầu, xét về giá trị, bao gồm cả hoạt động đầu tƣ vào lĩnh vực dầu khí hay các thƣơng vụ tiếp quản điển hình trong lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn thƣơng vụ mua lại cơ sở của Volvo và của Ford Motor của Zhejiang Geely Holding Group.

Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm dành quyền tiếp cận với các tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ công nghệ từ nƣớc ngoài, tăng thu nhập ngoại tệ, và xúc tiến xuất khẩu của Trung Quốc. Các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (Foreign-invested enterprises - FIEs) của Trung Quốc, mặc dù thuộc sở hữu độc quyền của Chính phủ, thƣờng đƣợc kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận cao khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Tiếp cận với nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Nhu cầu cần đảm bảo quyền tiếp cận với các nguồn năng lƣợng và tài nguyên nƣớc ngoài để hỗ trợ cho việc duy trì tỷ lệ tăng trƣởng cao của Trung Quốc tiếp tục là động lực chiến lƣợc chủ đạo của Trung Quốc. Qua 20 năm, Trung Quốc từ một nƣớc xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Đông Á đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới năm 2008, sau Mỹ và Nhật Bản. [54]

Một bức tranh tƣơng tự về sự tăng trƣởng bùng nổ trong nhu cầu của Trung Quốc cũng đƣợc hoàn thiện trong trƣờng hợp của nhôm, đồng, nickel, quặng sắt và các sản phẩm hàng hóa chủ đạo khác. Các khoản đầu tƣ ODI với mục đích tìm kiếm nguồn lực tự nhiên trong các ngành năng lƣợng của Trung Quốc có liên hệ mật thiết với các chƣơng trình an ninh năng lƣợng quốc gia mà chính phủ theo đuổi, đảm bảo các tài sản nƣớc ngoài và các hợp đồng nguồn cung. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc "ve vãn" mạnh mẽ chính phủ các nƣớc chủ nhà bằng việc củng cố các quan hệ thƣơng mại song phƣơng, cung cấp các khoản tài trợ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng giao thông, liên lạc cần thiết – một tiến trình đôi khi đƣợc gọi là “ngoại giao kinh tế”.

Một ví dụ cho sự liên hệ mật thiết của Chính phủ Trung Quốc với việc hỗ trợ các thƣơng vụ thu mua năng lƣợng nƣớc ngoài là các điều kiện hiện thời đƣợc quy định bởi hệ thống chính sách do Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia thiết lập, yêu cầu các công ty năng lƣợng Trung Quốc mua ngƣợc cổ phần của các nhà cung cấp năng lƣợng, chủ yếu là các thƣơng vụ thu mua ở

nƣớc ngoài. Mặc dù trong năm 2009, đầu tƣ dƣới hình thức M&A – mua lại và sát nhập chỉ chiếm 30% trong tổng lƣợng ODI [41, tr. 16], bằng chứng chỉ ra rằng các vụ M&A trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, và khai quặng đóng vai trò ngày càng lớn trong các khoản đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc. Hầu hết các thƣơng vụ M&A trong giai đoạn 2007 – 2009 là trong lĩnh vực năng lƣợng và khoáng sản, mặc dù các thƣơng vụ lớn nhất có xu hƣớng là các khoản mua lại phần nhỏ cổ phần trong các tập đoàn tài chính toàn cầu.Chẳng hạn, Shanghai Baosteel, một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, đã thâu tóm 15% cổ phiếu (trị giá 240,5 triệu USD) trong Aquila Resources ở Australia năm 2009[27] nhƣ một phần của hợp đồng hợp tác chiến lƣợc để mở rộng các dự án nguyên liệu thép thô của Aquila, bao gồm quặng sắt, than đá, và mangan. Cũng trong năm 2009, Yanzhou Coal Mining, nhà sản xuất nhiên liệu lớn thứ 4 Trung Quốc, ký hợp đồng mua lại Australia‟s Felix Resources Ltd. với giá 2,9 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung, trong khi Tập đoàn Dầu khí & hóa chất quốc gia Trung Quốc (Sinopec), nhà sản xuất lọc dầu lớn nhất Trung Quốc, mua lại Addax – công ty thăm dò và khai thác dầu mỏ của Thụy Sĩ với giá 7,24 triệu USD để đảm bảo quyền sở hữu các khối dầu mỏ đầy tiềm năng ở Tây Phi và Iraq [72]. Cũng có những thƣơng vụ khác, nhƣng thƣơng vụ lớn nhất lại là thƣơng vụ chƣa bao giờ xảy ra: Năm 2009, công ty sản xuất nhôm thuộc sở hữu Nhà nƣớc là Chinaco từ chối hợp đồng đấu thầu 19,5 tỷ USD để nhân đôi cổ phần của hãng này trong Rio Tinto, một công ty sản xuất quặng thép Anglo-Australia. Chinalco đã sở hữu 9% cổ phần của Rio Tinto, đƣợc thu mua năm 2008 với giá 14 tỷ USD, biến nó trở thành vụ thu mua lớn nhất ở nƣớc ngoài của một công ty Trung Quốc [69]. Vụ thu mua này là một cố gắng hớt tay trên thƣơng vụ thôn tính Rio Tinto của BHP-Billiton, công ty khai mỏ lớn nhất thế giới, để đảm bảo nguồn cung quặng của Trung Quốc. Bỏ thầu nhân đôi cổ phần ở Rio Tinto,

vốn đƣợc thực hiện với ý đồ củng cố quyền chi phối với các mỏ quặng của doanh nghiệp này đã thất bại mặc dù đã có sự hậu thuẫn của chính phủ Trung Quốc. Chinalco phải đối mặt với những chế nhạo ở nƣớc ngoài và chỉ trích ngày càng gia tăng tại quê nhà.

Thu mua công nghệ, thương hiệu, và bí quyết kinh doanh

Trong khi các thƣơng vụ đƣợc nỗ lực từng thu hút sự chú ý của dƣ luận thƣờng liên quan đến các nguồn lực tự nhiên, thì các thƣơng vụ sát nhập lại đƣợc thiết kế để giúp các công ty Trung Quốc giành đƣợc các tiến bộ công nghệ, quy trình sản xuất, và bí quyết quản lý kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài FIEs thƣờng đƣợc khuyến khích gia nhập các ngành đầu tƣ mạo hiểm, hoặc mua lại các công ty nƣớc ngoài mà qua đó, chúng có thể tiếp thu đƣợc các công nghệ tiên tiến nhất và vì vậy “nhảy cóc” đƣợc vài bƣớc trong quá trình phát triển. Ví dụ, năm 1988, Tập đoàn sắt thép Shougang mua lại 70% công ty Kiến trúc và Thiết kế Mesta [70] có trụ sở tại California và qua đó giành quyền tiếp cận với khả năng thiết kế công nghệ cao trong các thiết bị đúc và cuộn thép của doanh nghiệp này. Một ví dụ khác là thƣơng vụ mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân IBM của Lenovo năm 2005. Lenovo có thể giành đƣợc kinh nghiệm kinh doanh và quản lý trong quảng cáo và tiếp thị quốc tế, đặc biệt là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, cũng nhƣ đồng thời sở hữu một thƣơng hiệu đẳng cấp thế giới. Các thƣơng vụ thu mua và sát nhập gộp lại có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lƣợng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc, nhƣng nó lại tỏ ra là một phƣơng tiện hữu hiệu cho các dòng đầu tƣ của Trung Quốc trên các thị trƣờng phát triển. Đặc thù của các công ty Trung Quốc thƣờng tìm kiếm các cuộc thƣơng lƣợng trên các thị trƣờng Mỹ và Châu Âu – thƣờng là các công ty có nhận diện thƣơng hiệu tốt nhƣng đang trong giai đoạn có những trục trặc về tài chính – và mua lại các công ty đó

nhƣ một phƣơng thức để đặt chân vào các thị trƣờng phát triển và học hỏi các kỹ năng tiếp thị.

Thu mua thương hiệu

Trung Quốc không cần dùng đến hàng thập kỷ để xây dựng các thƣơng hiệu vì nó đơn giản có thể giành đƣợc các thƣơng hiệu nổi tiếng thông qua các công ty đƣợc tài trợ bởi chính phủ. Chẳng hạn, Nanjing Automotive đã mua lại thƣơng hiệu của hãng sản xuất động cơ xe hàng đầu nƣớc Anh MG Rover năm 2005. Geely Automotive, một trong những công ty sản xuất động cơ ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã mua lại bộ phận sản xuất Volvo của Ford Motor với giá 1,8 tỷ USD năm 2010 [47]. Cũng nhƣ trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên (các thƣơng vụ thu mua đã từng đƣợc xúc tiến của Unocal và Rio Tinto là những ví vụ điển hình) những quan ngại xung quanh sự liên quan của Chính phủ Trung Quốc trong các giao dịch thƣơng mại có thể dẫn đến sự thất bại của giao dịch: năm 2010, Tập đoàn Sprint Nextel đã thẳng tay loại nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc khỏi môt hợp đồng trị giá hàng tỷ USD bởi vì những quan ngại liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia về mối liên kết chặt chẽ của hai doanh nghiệp này với Chính phủ và quân đội Trung Quốc, và những hàm ý an ninh của việc mở rộng hệ thống trang thiết bị của họ vào hạ tầng viễn thông quan trọng của Hoa Kỳ.Xu hƣớng nghiêng về mở rộng các hoạt động M&A vƣợt biên giới của Trung Quốc cũng chịu sự điều phối của một số yếu tố nhƣ mức tăng trƣởng của ODI nói chung – mức độ tăng cƣờng của cạnh tranh ở nội địa và quốc tế mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt. Vì ban đầu các công ty nƣớc ngoài gần nhƣ kiểm soát toàn bộ các tài sản trí tuệ ở Trung Quốc và chiếm tới 85% xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc, các công ty Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể chỉ cạnh tranh nhờ vào ƣu thế chi phí thấp, vì vậy họ nhằm tới mục tiêu là

các thƣơng vụ thu mua ở nƣớc ngoài nhƣ một lộ trình rút ngắn để giành đƣợc các nghiên cứu tiên tiến, sự phát triển và sự công nhận thƣơng hiệu.

Giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa

Một động cơ cho hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài thu hút ít sự chú ý của công chúng là tìm kiếm những thị trƣờng mới. Nhƣ Wong và Chan đã chỉ ra trong “Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ở Trung Quốc: Bành trƣớng toàn cầu”: “mặc dù chủ yếu do nhà nƣớc sở hữu, các công ty „tiến ra toàn cầu‟ vẫn bị chi phối bởi động lực tối đa hóa lợi nhuận.”

Nỗ lực của những công ty này trong việc mở rộng ra nƣớc ngoài vì vậy chỉ là những biện pháp đối phó với thị trƣờng nội địa đã bão hòa hoặc là những nỗ lực để giành lại lợi thế của ngƣời đi đầu trong các thị trƣờng chƣa đƣợc khai thác ở nƣớc ngoài hơn là những nỗ lực để củng cố những lợi ích chiến lƣợc của Trung Quốc. Đầu tƣ vào các thiên đƣờng thuế là một bộ phận chính của dòng đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc và là nguyên nhân khiến việc xác định điểm đến cuối cùng của dòng vốn từ Trung Quốc này trở nên khó khăn. Năm 2009, Hong Kong, Quần đảo Cayman, và Quần đảo British Virgin tổng cộng nhận đƣợc 79,1% vốn ròng của Trung Quốc ra nƣớc ngoài.[41]

Giao dịch “Khứ hồi”

Đây là hoạt động chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc rồi sau đó đầu tƣ trở lại nhƣ một khoản đầu tƣ mới để đáp ứng tiêu chuẩn nhằm hƣởng các khoản ƣu đãi thuế đặc biệt dành cho đầu tƣ nƣớc ngoài – đặc biệt qua Hong Kong, có nghĩa là những con số này có thể tạo ra những hình dung thái quá về kích cỡ của các khoản đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc, cũng nhiều nhƣ khoản tiền này đƣợc tái đầu tƣ vào các công ty nội địa (một cái nhìn khái quát đƣợc mô tả chi tiết hơn về giao dịch khứ hồi theo các phần riêng lẻ). Một vấn đề kế toán nghiêm trọng hơn là việc thiếu minh bạch đƣợc tạo ra do sự lệ

thuộc nặng nề của Trung Quốc vào các thiên đƣờng thuế. Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng xoa dịu những lo lắng toàn cầu về quỹ đầu tƣ quốc gia chính của nƣớc này, một doanh nghiệp đầu tƣ trị giá 332 tỷ USD của Trung Quốc bằng việc cam kết minh bạch hóa hoạt động của quỹ. Nhƣng những cam kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của trung quốc tại việt nam tác động và một số vấn đề đặt ra (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)