Tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Cục Hải quan Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan cao bằng (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu

3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Cục Hải quan Cao Bằng

Cao Bằng có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 333 km, có Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, 3 cửa khẩu chính (Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn) và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở trên biên giới, tạo ra nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế ngoại biên.

Tháng 3/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu (KTCK) tỉnh Cao Bằng, đây là động lực và cơ hội để tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương, trên cơ sở các chính sách phát triển đối với khu KTCK biên giới của Chính phủ, từ năm 2002, UBND tỉnh Cao Bằng đã thành lập 3 Ban Quản lý Khu KTCK: Sóc Giang (Hà Quảng), Trà Lĩnh (Trà Lĩnh), Tà Lùng (Phục Hòa). Từ khi thành lập đến nay, các Khu KTCK tuyên truyền và thực hiện tốt các văn bản của Chính phủ, UBND tỉnh về phát triển KTCK. Qua đó từng bước xây dựng các khu KTCK ngày càng sôi động, hoạt động xuất nhập khẩu có bước tăng trưởng bền vững. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 693,4 triệu USD, đến năm 2013 tăng lên 1,84 tỉ USD, tăng 267,4%. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng thu thuế hải quan đạt 283 tỉ đồng, giai đoạn 2011 - 2013 đạt 495 tỉ đồng. Công tác thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng cửa khẩu với số thu phí năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 được hơn 37 tỉ đồng, đến năm 2013 tăng lên hơn 207 tỉ đồng, góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư hạ tầng cơ sở kinh tế cửa khẩu.

Đến nay trong các khu KTCK có 43 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó, 34 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 2.361 tỉ đồng và 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 36,355 triệu USD. Đến hết năm 2013, số vốn thực hiện các dự án là hơn 10 triệu USD và 350 tỉ đồng. Đã có 14 dự án tại khu KTCK Tà Lùng đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người lao động. Ngoài ra, với việc hàng chục dự án đang được đầu tư triển khai trong thời gian tới sẽ tạo

nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn các khu KTCK. Tốc độ tăng trưởng thương mại giai đoạn từ năm 2011 - 2013 khoảng 10,4%/năm; doanh thu dịch vụ tăng khá, đạt trên 15%/năm, đặc biệt là dịch vụ vận tải tăng trưởng trên 19%/năm.Mặc dù hạ tầng cơ sở các khu KTCK được quan tâm đầu tư nhưng do thiếu vốn so với nhu cầu để đầu tư cải tạo, nâng cấp hay xây dựng hạ tầng cơ sở cửa khẩu, vì vậy tổng vốn đầu tư đã được giải ngân đến nay mới được hơn 380 tỉ đồng, đạt hơn 50% so với nhu cầu để thực hiện 44 dự án đầu tư. Trong 3 khu KTCK trên địa bàn tỉnh chỉ có Khu KTCK Tà Lùng đủ điều kiện kêu gọi thu hút đầu tư. Trao đổi với báo Cao Bằng, đồng chí Hoàng Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết: Cao Bằng có tiềm năng về phát triển kinh tế biên mậu. Từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu KTCK tỉnh, ngành đã chủ động báo cáo xin ý kiến Tổng cục Hải quan, tham mưu cho tỉnh về thực hiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa; xây dựng khu phi thuế quan trong khu KTCK; bố trí lực lượng quản lý các cửa khẩu và lối mở, giám sát chặt chẽ hàng tạm nhập tái xuất. Đồng chí Hoàng Văn Hòa cho rằng, để Khu KTCK tỉnh phát triển tương xứng tiềm năng, tỉnh cần quan tâm đầu tư hạ tầng cửa khẩu như giao thông, điện, viễn thông... đồng bộ; ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng các địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa XNK.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách của Cục Hải quan Cao Bằng đạt hơn 106 tỉ đồng, đạt trên 68,3% chỉ tiêu dự toán Bộ Tài chính giao (chỉ tiêu 155 tỉ đồng).

Kinh tế của tỉnh Cao Bằng tiếp tục được duy trì và phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá; năng lực và trình độ của nhiều lĩnh vực kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tuy vậy, Cao Bằng vẫn là một tỉnh nghèo, tốc độ đô thị hóa còn chậm, sản xuất công nghiệp nhỏ bé so với khu vực và cả nước, các hiện tượng như buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao... Những vấn đề trên đã tác động không nhỏ đến công tác thu thuế XNK trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan làm sao để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu cho NSNN. Cục Hải quan Cao Bằng

một trong những đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, đóng trên địa bàn tỉnh đóng góp phần không nhỏ trong đà tăng trưởng kinh tế của Cao Bằng, sẽ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc quản lý các hoạt động XNK trên địa bàn nhằm góp phần giữ vững ổn định kinh tế chính trị xã hội cho tỉnh Cao Bằng.

Thực tế Cao bằng chủ yếu xuất khẩu 2 mặt hàng chính là quặng sắt và hạt điều qua 2 cửa khẩu lớn là Tà Lùng và Hùng Quốc(Trà Lĩnh).Hai mặt hàng này chiếm đến 45.3%tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh trong năm 2014.

Bảng 3.1 Thống kê hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng

Tên hàng Năm 2013 Năm 2014 % So với năm 2014 Số lượng (tấn) Trị giá(USD) Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Quặng sắt 50.815,81 2.188.148,74 50.815,81 121.591.532,59 -81% Hạt điều 21.715,66 100.956.664,2 21.715,66 88.261.545,95 -13% Cao su 810.636,23 19.790.655,15 2341% Gạo 4.150 2.013.058,81 Dầu mỡ động thực vật 512.980,04 521.980,03 2.609,08 1.660.048,27 218% Lông vịt 108.518,05 392.552,40 2.216.943,84 1943%

(Nguồn: phòng nghiệp vụ Cục hải quan tỉnh Cao Bằng.)

Có thể thấy so với năm 2013 thì các mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn như quặng sắt và hạt điều lại có chiều hướng giảm đi.Trong khi các mặt hàng khác lại tăng lên rất nhiều ví dụ như cao su các loại tăng đến 2341%,lông vịt tăng 1943%. Đối với nhập khẩu hàng hóa tại Cao Bằng thì có đa dạng hơn,nhiều mặt hàng hơn so với xuất khẩu.chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho công việc sản xuất như than cốc,than mỡ,sắt thép,phân bón,máy móc thiết bị phụ tùng ô tô,linh kiện máy tính…và các mặt hàng khác như vải đố tương đỗ xanh,thuốc lá….

Bảng 3.2 Thống kê các mặt hàng nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: USD

Tên mặt hàng Năm 2013 Năm 2014 % so với 2013

Thuốc lá 6.096.357,23 5.922.914,11 -3% Đỗ tương 712.235,00 416.725,00 -41% Vải 838.947,35 1.089.579,14 66% Than cốc 3.306.412,31 3.705.883,04 12% Than mỡ 2.251.619,03 349.674,35 -84% Phôi thép 9.587.905,70 Sắt thép 12.705.907,30

Kim loại thường 8.769,45 4.792.143,31 54546%

Phân Ure 20.464.234,41 8.360.397,81 -59%

Máy móc thiết bị, 13.650.024,09 11.891.372,63 -13%

Sản phẩm điện tử 2.178.537,00 1.671.870,00 -23%

Ô tô mới 100% 8.143.140,00

Phụ tùng ô tô 1.004.129,00

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ Cục hải quan tỉnh Cao Bằng.)

So với năm 2013 các mặt hàng nông nghiệp được nhập khẩu ít hơn.nhưng các mặt hàng phục vụ cho công nghiệp như than cốc và kim loại thường lại tăng.Mặt hàng vải cũng tăng 66% so với cùng kỳ 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan cao bằng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)