CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp luận và quan điểm tiếp cận
Tiếp cận hệ thống: Hệ thống là một tổng thể, tạo nên bởi nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi thay đổi một thành tố sẽ dẫn đến sự thay đổi của cả hệ thống. Vì vậy khi nghiên cứu một sự vật, phải xem xét những mối tƣơng tác bên trong của chính sự vật đó cũng nhƣ mối quan hệ của nó với những sự vật khác có liên quan.
Cơ sở lý luận và giải pháp quản lý chất lƣợng cho ngành sản xuất thiết bị điện công nghiệp tại công ty TNHH ABB đƣợc áp dụng trên cơ sở tiếp cận hệ thống theo quá trình. Để giải quyết vấn đề chất lƣợng không thể tiến hành các nỗ lực riêng rẽ mà cần phải giải quyết tất cả các nhân tố tác động đến chất lƣợng, các quá trình chất lƣợng trong một hệ thống hoàn chỉnh từ lúc nhận thức các yêu cầu của khách hàng đến lúc thỏa mãn các yêu cầu đó. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý chất lƣợng khuyến khích tổ chức phân tích các yêu cầu của khách hàng, xác định các quá trình giúp cho sản phẩm đƣợc khách hàng chấp nhận và giữ các quá trình này trong tầm kiểm soát. Nhƣ vậy để quán triệt quan điểm về phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tổ chức cần phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lƣợng gồm một số bƣớc quan trọng nhƣ sau:
- Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lƣợng.
- Xác định các quá trình và trách nhiệm cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu chất lƣợng.
- Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu chất lƣợng.
- Áp dụng các phƣơng pháp đo này để xác định hiệu lực và hiệu quả của mỗi quá trình.
- Xác định biện pháp ngăn ngừa sự không phù hợp và loại bỏ các nguyên nhân gây ra chúng.
- Thiết lập và áp dụng một quá trình để cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lƣợng.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý chất lƣợng có những đặc trƣng khá riêng biệt: Đó là hƣớng vào quá trình, hƣớng vào phòng ngừa, có cơ chế hành động khắc phục và phòng ngừa, có tiêu chuẩn và quy tắc làm chuẩn mực đánh giá, linh hoạt đáp ứng các biến động của môi trƣờng. Bằng cách tiếp cận nhƣ vậy, tổ chức tạo ra sự tin tƣởng vào khả năng của các quá trình và chất lƣợng của sản phẩm, cung cấp cơ sở cho việc cải tiến liên tục. Điều này dẫn đến việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên quan tâm khác cũng nhƣ ngay cả các thành viên của tổ chức.