CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.2 Định hƣớng phát triển và khuyến nghị nhằm nâng cao các hoạt động quản lý
4.2.2 Tăng cường công tác lập kế hoạch và thực hiện hoạt động quản lý chất
Để hoạt động lập kế hoạch và thực hiện quản lý chất lƣợng tại công ty TNHH ABB đạt kết quả tốt, ban lãnh đạo công ty và các thành viên phải xác định các yêu cầu kiểm soát cần thiết dựa trên các phản hồi từ khách hàng, từ các nhu cầu của thị trƣờng vào trong nội bộ công ty từ đó đƣa các phƣơng thức xây dựng kế hoạch tác nghiệp chất lƣợng cụ thể nhằm tối ƣu hóa hoạt động kiểm soát chất lƣợng với nguồn lực tối thiểu nhất nhƣng đạt hiệu quả cao. Để nâng cao chất lƣợng lập kế hoạch và thực thi các hoạt động quản lý chất lƣợng, công ty cần thực hiện:
- Điều chỉnh cấu trúc các hoạt động chất lƣợng nhằm đẩy mạnh phối hợp hoạt động cải tiến chất lƣợng và xây dựng mạng lƣới thông tin xuyên xuốt trong công ty TNHH ABB cũng nhƣ các công ty thành viên trên thế giới.
- Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động lập kế hoạch chất lƣợng, xem xét lãnh đạo của công ty thông qua các hoạt động thông tin đa chiều từ ban lãnh đạo tới toàn thể nhân viên và các ý kiến phản hồi từ nhân viên phải đƣợc thiết lập nhƣ một kênh chính thức trong quá trình thiết lập kế hoạch chất lƣợng và xem xét lãnh đạo của công ty.
4.2.3 Xây dựng nguồn lực con người nhằm hướng đến văn hóa chất lượng trong toàn bộ các quá trình tại công ty TNHH ABB.
Hoạt động quản lý chất lƣợng không chỉ bao gồm ban lãnh đạo và các thành viên trong phòng quản lý chất lƣợng. Hoạt động quản lý chất lƣợng phải đƣợc xây dựng trên nguồn lực con ngƣời nhằm thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao nhất. Xây dựng văn hóa chất lƣợng trong công ty TNHH ABB dựa trên nền tảng chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức và bên ngoài; phát triển con ngƣời; cải tiến liên tục và xây dựng hệ thống ghi nhận thƣởng, phạt. Tác giả đề xuất mô hình văn hóa chất lƣợng của công ty TNHH ABB trong giai đoạn tới nhƣ dƣới đây.
Hình 4.1 Mô hình văn hóa chất lƣợng công ty TNHH ABB
(Nguồn tác giả nghiên cứu)
4.2.4 Xây dựng chuỗi nhà cung cấp, coi nhà cung cấp như đối tác.
Các hoạt động quản lý chất lƣợng hiện đại ngày nay không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức mình nữa, hoạt động quản lý chất lƣợng còn bao hàm cả quản lý chất lƣợng chuỗi cung ứng, từ nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra mức độ không ổng định trong quá trình kiểm soát chất lƣợng từ các nhà cung cấp địa phƣơng và bài học từ quá trình kiểm soát chất lƣợng chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam, tác giả đƣa ra khuyến nghị cho hoạt động kiểm soát chất lƣợng chuỗi cung ứng của công ty TNHH ABB nhƣ sau:
- Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lƣợng hoàn chỉnh cho quá trình kiểm soát chất lƣợng chuỗi cung ứng nhƣ thiết lập quy trình đánh giá và hoạt động đánh giá nhà cung ứng chuẩn, triển khai hoạt động hỗ trợ nhà cung ứng thông qua việc đào tạo, hƣớng dẫn, khuyến khích các nhà cung ứng tự xây dựng đƣợc quy trình quản lý chất lƣợng của mình đạt yêu cầu chất lƣợng từ ABB và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Thiết lập đội ngũ hỗ trợ, cử các chuyên gia về hệ thống quản lý chất lƣợng sang tƣ vấn và xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng nhà cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi chất lƣợng từ công ty TNHH ABB.
- Thiết lập đội ngũ giám sát trực tiếp quá trình sản xuất của nhà cung ứng trong suốt quá trình tạo sản phẩm cho công ty TNHH ABB nhằm phòng tránh các sai sót đến nhà máy của công ty TNHH ABB và khách hàng cuối cùng.
- Thiết lập cơ chế khuyến khích cải tiến bằng các giải thƣởng, ngày tôn vinh nhà cung cấp trong toàn chuỗi cung ứng của công ty TNHH ABB.
4.2.5 Tiêu chuẩn hóa các quá trình và công cụ để thực hiện, kiểm soát các hoạt động chất lượng trong toàn bộ tổ chức.
Tiêu chuẩn hóa các quá trình và cộng cụ thực hiện, kiểm soát hoạt động chất lƣợng yêu cầu yếu tố đổi mới trong phát triển khoa học, công nghệ và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động sản xuất, công ty TNHH ABB muốn hoạt động quản lý chất lƣợng đạt hiệu quả phải thúc đẩy quá các quá trình và công cụ kiểm soát hoạt động chất lƣợng của mình nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng suất lao động; ổn định duy trì chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ mà công ty đáp ứng tới khách hàng; tạo cơ sở cho hoạt động cải tiến; sử dụng nguồn lực tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Các hoạt động quản lý chất lƣợng tiêu chuẩn hóa tại công ty TNHH ABB trong thời gian tới cần thực hiện:
- Tiêu chuẩn hóa hệ thống kiểm tra trong toàn bộ các quá trình tại công ty TNHH ABB.
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình, hƣớng dẫn các hệ thống quản lý, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm pháp huy tối đa vào hoạt động kiểm soát chất lƣợng hiệu quả.
4.2.6. Tiến hành các hoạt động cải tiến liên tục trong toàn bộ chuỗi gia tăng giá trị trên cơ sở hệ thống hợp nhất.
Hoạt động cải tiến liên tục đã đƣợc triển khai tại công ty TNHH ABB. Tuy nhiên phần lớn các hoạt động cải tiến nhằm vào hoạt động sửa sai ngắn hạn mà chƣa đƣa đƣợc đến các hoạt động ngăn ngừa hay hoạt động cải tiến thay đổi lớn trên toàn hệ thống quản lý chất lƣợng. Các hoạt động cải tiến chỉ hƣớng đến các hoạt động của các phòng ban chức năng chƣa hƣớng đến toàn bộ nhân viên trong
công ty TNHH ABB khiến cho hoạt động cải tiến chƣa đƣợc áp dụng hiệu quả. Vì vậy công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống cải tiến Kaizen áp dụng theo mô hình quản lý chất lƣợng công ty Toyota nhằm lôi kéo toàn bộ thành viên trong công ty tham gia vào hoạt động cải tiến liên tục, đặc biệt hƣớng nhân viên sản xuất trực tiếp vào các hoạt động cải tiến liên tục từ đó xây dựng văn hóa chất lƣợng toàn công ty TNHH ABB.
- Thành lập nhóm chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng trong toàn bộ chuỗi tạo ra giá trị gia tăng trong hệ thống quản lý của công ty. Thiết lập cơ chế mỗi phòng ban phải có ít nhất 1 nhân viên phụ trách các vấn đề về chất lƣợng. Đây là đầu mối liên kết tới các phòng ban chức năng khác về các vấn đề chất lƣợng nhằm xóa bỏ rào cản các phòng ban để xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiến trình thông qua các hoạt động cải tiến liên tục.
KẾT LUẬN
Hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, các tổ chức phải không ngừng đổi mới hoạt động quản lý của mình. Hoạt động quản lý chất lƣợng nói chung và của công ty TNHH ABB nói riêng có một ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu là đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lƣợng của công ty TNHH ABB, luận văn đã thực hiện một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hoạt động quản lý chất lƣợng của các tổ chức sản xuất và cung cấp dich vụ.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu mới phù hợp với thực trạng hoạt động quản lý chất lƣợng cho công ty TNHH ABB.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lƣợng tại công ty TNHH ABB trong hiện tại và tƣơng lai.
Với những nội dung đã thực hiện, luận văn có những đóng góp chủ yếu sau: - Giá trị về khoa học:
Luận giải, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động quản lý chất lƣợng tại các tổ chức sản xuất và cung cấp dịch vụ. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cách nhà quản lý, các nhà quản trị chất lƣợng trong việc nghiên cứu thúc đẩy nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
- Giá trị ứng dụng:
+ Khái quát lý thuyết về hoạt động quản lý chất lƣợng nói chung và lý thuyết quản lý chất lƣợng tại công ty TNHH ABB nói riêng. Nêu ra tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chất lƣợng và phƣơng pháp khảo sát hoạt động quản lý chất lƣợng tại công ty TNHH ABB.
+ Xác định các bài học tốt cần đƣợc áp dụng vào doanh nghiệp Việt Nam và các bài học không tốt để các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh, đặc biệt về các vấn
đề lập kế hoạch chất lƣợng, thành lập hệ thống quản lý chất lƣợng và quá trình thực hiện, giám sát và cải tiến chất lƣợng liên tục của toàn bộ quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ tại công ty TNHH ABB.
Quản lý chất lƣợng là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhƣng trong phạm vi kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều, nên bản luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận đƣợc các ý kiến góp ý từ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiểng Việt
1. Nguyễn Song Bình và Trần Thu Hà, 2006. Quản lý chất lượng toàn diện, con
đường cải tiến và thành công: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
2. Nguyễn Quốc Cừ, 1998. Quản lý chất lượng sản phẩm. Hà Nội: NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
3. Đặng Đức Dũng, 2001. Quản lý chất lượng sản phẩm. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự, 1997. Quản trị chất lượng. Hà Nội:
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Chí Anh, 2013. Nghiên cứu năng suất chất lượng – Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Trần Anh Tài, 2005. Bài giảng Quản trị học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. TCVN ISO 9001, 2008. Hệ thống quản lý chất lượng. Hà Nội: Viện Tiêu
chuẩn Chất lƣợng Việt nam.
8. Hoàng Mạnh Tuấn, 1997. Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ
mới. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tiếng Anh
9. Abbas Mar and Mansooreh Kazemilari, 2012. Relationship between national culture and TQM implementation, case study: Iranian multinational electrical manufacturing companies.
10.Arawaiti Agus, Mhd.Suhaimi Ahmad and Jaafar Muhammad, 2009. An empirical investigation on the impact of quality management on productivity and profitability: Associations and mediating effect.
11.David.I. Levine and Michael W.Toffel, 2010. Quality management and Job quality: how the ISO9001 standard for quality management systems affects
12.Ishikawa, 1985. What is Total Quality Control? The Japanese Way.
13.Jeffrey K.Liker and David Meir, 2006. The Toyota way fieldbook. A practice guide for implementing Toyota’s 4Ps.
14.Joshph M. Juran and A.Blanton Godfrey 1998. Juran’s quality handbook (5th edition).
15.Juran, J.M, 1979. Quality Improvement.
16.Komson Jirapattarasilp. 2008, Quality management in electrical - electronics SMEs.
17.Phan Chi Anh and Yoshiki Matsui. 2005, Quality management and competitive
performance – An empirical evident of impact of ISO9000 in Vietnamese manufacturing companies.
18.Philip B Crosby, 1979. Quality is free.
19.Quekeng and Shari Mohd Yusof. 2003, A survey of TQM practices in the Malaysian electrical and electronics industry.
20.Schonberger, R.J, 1982. Japanese Manufacturing Techniques: Nine Hidden Lessons in Simplicity. New York: The Free Press.
21.Solinski Bartosz, 2012. Implementation of TMQ in public adminitration by applying quality management system in compliance with iso 9001 standard and caf self assessment model.
22.S.Anil Kumar and N.Suresh, 2008. Production and operations management (with skill development, caselet and cases) second edition.
23.S.Shiba, A.Graham and D.Walden, 1993. A new American TQM, Productivity Press.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình kiểm soát điểm không phù hợp. Phụ lục 2: Quy trình giải quyết khiêu nại khách hàng. Phụ lục 3: Quy trình hoạt động cải tiến liên tục.
Phụ lục 1: Quy trình kiểm soát điểm không phù hợp.
Phụ lục 2: Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng.
Phụ lục 3: Quy trình hoạt động cải tiến liên tục.