2.4 .Phương pháp chọn mẫu
4.3.5. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá
Công ty cần rà soát, sắp xếp, bố trí lại các công đoạn, qui trình sản xuất để xác định mức độ hợp lý, khoa học, đảm bảo tính tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và công sức của người lao động. Cần chú ý tìm cách sử dụng hiệu quả nhất các nguyên vật liệu dư thừa hoặc bị thải loại trong quá trình sản xuất.
Công ty nên xây dựng chính sách giá linh hoạt, thích ứng trong các điều kiện khác nhau. Giá cả là một lĩnh vực thể hiện sự cạnh tranh giành lợi ích kinh tế, chiếm lĩnh mở rộng thị trường. Công ty không những cần phải xác định giá cho từng sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn phải xác định mức giá chiết khấu cho khách hàng và quảng caó cho những dịch vụ cộng thêm. Sau đây là 1 số chính sách giá linh hoạt mà Công ty có thể áp dụng:
Đối với những khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên có những ưu đãi về giá và điều kiện thanh toán. Với những đối thủ cạnh tranh hoặc bạn hàng mua lẻ về khi nguồn hàng khan hiếm cần xác định mức giá hợp lí.
Áp dựng mức giá cao hơn tại 1 số thị trường nhất định khi sản phẩm của Công ty có 1 vị trí vững chắc trên thị trường đó, hoặc sản phẩm đó khan hiếm tại thị trường đó.
Có những biện pháp điều chỉnh giá hợp lí khi có những bất thường xảy ra như khan hiếm hàng hoặc dư thừa từ nhà cung cấp.
Bảng 4.1. Thay đổi giá giành cho khách hàng lâu năm và khách hàng lớn
Đơn vị: VNĐ
Công ty Mặt hàng Giá niêm yết Giá chiết khấu
Công ty TNHH Phát Đạt Bộ hơi 20.850.000 20.785.000 Bơm cao áp 10.950.000 10.900.000 Hệ thống quay toa 30.040.000 20.960.000 Bơm cao áp 20.000.000 10.915.000 Hệ thống quay toa 30.080.000 30.025.000
(Nguồn: tác giả tự đề xuất).