Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát đạt (Trang 56 - 75)

2.4 .Phương pháp chọn mẫu

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt

3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt

Theo như lý thuyết được trình bày thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm năng lực cạnh tranh nguồn và năng lực cạnh tranh hiển thị. Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh Công ty TNHH Phát Đạt như sau:

3.2.1.1. Năng lực cạnh tranh nguồn

Năng lực tài chính: năng lực Tài chính của Công ty thể hiện qua tổng nguồn vốn qua các năm, quy mô nguồn vốn, khả năng huy động vốn cho kinh doanh…

Các chỉ tiêu về Vốn được phản ánh trong Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017

Đơn vị tiền: Triệu đồng

NGUỒN VỐN MS Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch Tỷ lệ % A-NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 190.745 216.682 25.937 13,60 I. Nợ ngắn hạn 310 106.384 34.028 (72.355) - 68,01 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 30.176 8.965 (21.211) - 70,29 2. Phải trả người bán 312 24.292 147 (24.144) - 99,39

3. Người mua trả tiền trước 313 27.454 0 (27.454) -

100,00

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 658 816 158 24,05

5. Phải trả người lao động 315 2.194 2.489 295 13,46

6. Chi phí phải trả 316 21.608 21.608 0 0,00

II. Nợ dài hạn 330 84.360 182.653 98.293 116,51

1. Vay và nợ dài hạn 331 0 0

2. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 338 84.360 182.653 98.293 116,51

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 255.066 255.164 98 0,03

I. Vốn chủ sở hữu 410 255.779 256.463 98 0,03

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 255.000 255.000 0 0,00

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 779 1.463 684

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(440=300+400) 440 446.524 473.145 26.621 5,84

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán- Công ty TNHH Phát Đạt)

Phân tích sự biến động của chỉ tiêu 1: nguồn vốn của Công ty TNHH Phát Đạt năm 2018 so với năm 2017 được kế toán Công ty thực hiện đánh giá như sau:

- Tổng cộng nguồn vốn cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 là 26.621 triệu đồng (5,84%) là do vốn chủ sở hữu tăng lên, cụ thể là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng (148,19%);

- Nợ phải trả: Cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 tăng 25.937 triệu đồng (13,60%) trong đó hoàn toàn là do tăng nợ dài hạn, nợ ngắn hạn không có cho thấy công ty tập trung huy động nguồn vốn dài hạn.

- Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do phải trả người bán, vay và nợ ngắn hạn giảm, điều này thể hiện công ty đã chủ động thanh toán các khoản nợ khách hàng và vay ngắn hạn của mình; Bên cạnh đó người mua trả tiền trước giảm (100%) cũng là lý do nợ ngắn hạn giảm mạnh, điều này chủ yếu do tiến độ thi công các công trình mà năm 2015 đang vào thời kỳ hoàn thiện hồ sơ quyết toán sang năm 2016 mới được bàn giao cho chủ đầu tư và được thanh toán khoản tạm ứng khối lượng. Trong khi đó Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động đều tăng.

- Phải trả người bán cuối năm 2018 giảm 24.144 triệu đồng (- 99,39%). Tình hình thanh toán công nợ được đánh giá là khả quan so với năm trước, có thể đánh giá là hợp lệ giúp công ty giảm được áp lực trong việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 đã tăng 158 triệu đồng (24,05%) thuế doanh nghiệp, khoản thuế và phải nộp Nhà nước nào quá thời hạn thanh toán thì công ty hiện vẫn chấp hành tốt kỷ luật nộp thuế.

- Vốn chủ sở hữu cuối năm 2018 tăng là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng, mức tăng 148,19% của lợi nhuận tuy không nhỏ nhưng so với tổng mức tăng vốn chủ sở hữu (0,03%) là không đáng kể, chưa bù đắp được mức tăng của tiền phải trả người lao động, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Để đánh giá năng lực Tài chính của công ty TNHH Phát Đạt, ta đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực Tài chính Công ty TNHH Phát Đạt Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SS 2017/2016 SS 2018/2017 Tài sản lưu động 187.262 198.282 201525 5,88 1,64 Tài sản cố định 259.262 248.242 271.620 -4,25 9,42 Nợ phải trả 185.262 190.745 216.682 2,96 13,60 Nợ ngắn hạn 102.310 106.384 134.028 3,98 25,99 Vốn chủ sở hữu 261.262 255.779 256.463 -2,10 0,27 Tổng tài sản 446.524 446.524 473.145 0,00 5,96

Lợi nhuận sau thuế 779 1.463 2.136 87,80 46,00

TSLĐ/TTS 41,94 44,41 42,59 2,47 -1,81

TSCĐ/TTS 58,06 55,59 57,41 2,47 -1,81

Tỷ số nợ 41,49 42,72 45,80 1,23 3,08

Tỷ suất tự tài trợ 58,51 57,28 54,20 -1,23 -3,08

Khả năng thanh toán nhanh 1,83 1,86 1,50 0,03 -0,36

Khả năng thanh toán hiện thời 1,52 1,02 1,08 -0,50 0,06

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán- Công ty TNHH Phát Đạt)

Dựa vào bảng trên có thể thấy tỷ trọng vốn cố định/tổng tài sản của Công ty chiếm hơn 50%, với tỷ trọng năm 2016 là 58,06%, năm 2017 là 55,59% và năm 2018 là 57,41%. Do đặc thù là công ty chuyên kinh doanh bên lĩnh vực xây dựng nên việc tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản của công ty là chuyện hiển nhiên, tuy nhiên con số này vẫn chưa thực sự cao và điều đó chứng tỏ nguồn vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng nguồn vốn công ty, điều đó đòi hỏi công tác quản lý nguồn vốn lưu động của công ty trở nên khó khăn nhất là quản lý các khoản phải thu, tuy nhiên công ty đã quản lý khá tốt vốn lưu động thể hiện ở khả năng thanh toán hiện thời của Công ty khá tốt, cụ thể tỷ lệ thanh khoản hiện thời năm 2016 là 1,52 lần, năm 2017 là 1,02 lần và năm 2018 là 1,08 lần. Với hệ số 1,52 lần trong năm 2016 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,52 đồng tài sản lưu động đảm bảo, và mức đảm bảo 1,02 đồng năm 2017 và 1,08 đồng cho năm 2018. Hệ số thanh toán hiện thời của tương đối tốt chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tạm ổn, điều này cho thấy việc chuyển hoá các tài sản ngắn hạn thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa được khả quan sẽ ảnh hưởng đến quá trình hợp tác với các nhà đầu tư.

đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2017 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 186 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, riêng năm 2018 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 159 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Tỷ số này so với các ngành nghề kinh doanh khác còn thấp nhưng do đặc thù của Công ty là xây dựng nên quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục đòi hỏi phải có một khối lượng lớn nguyên liệu, vật liệu dự trữ cho nên dòng tiền thường được chuyển hoá một cách tích cực vào các khoản công nợ và hàng hoá tồn kho nên chỉ số này tương đối đảm bảo.

Để đánh giá được Chỉ tiêu 2: tỷ số nợ ta xem xét tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty, kết quả thống kê cho thấy hệ số nợ của Công ty tương đối đảm bảo, chiếm khoản 40%, cụ thể chiếm 41,49% năm 2016, 42,72% năm 2017 và 45,80% năm 2018. Điều này do cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Công ty, đây là dấu hiệu tốt vì nhờ vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh, hạn chế phụ thuộc vốn vay và thị trường lãi xuất đối với khoản vay khi biến động.

Phân tích trên cho thấy tình hình Tài chính của Công ty TNHH Phát Đạt tương đối ổn định, Công ty cần tiếp tục ổn định và đảm bảo nguồn lực Tài chính cho tăng năng lực sản xuất và duy trì sức cạnh tranh.

Trình độ quản lý

Những nhà quản trị trong Công ty chủ yếu là ban Giám đốc và các trưởng phòng, họ đều có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và uy tín đối với nhân viên do đó họ có ảnh hưởng rất lớn đối với thái độ làm việc của nhân viên. Họ gây ảnh hưởng đến nhân viên để nhân viên hoàn thành các mục tiêu đề ra thông qua việc: khích lệ, động viên, chỉ dẫn nhân viên trong Công ty làm tốt công việc được giao. Họ là người đi đầu trong việc giải quyết các khó khăn mà Công ty gặp phải do đó họ là tấm gương sáng mà nhân viên tin tưởng và nghe theo các quyết định mà nhà quản trị đề ra.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ lãnh đạo của Công ty TNHH Phát Đạt phản ánh trình độ của Giám đốc và các Phó giám đốc, họ đều có trình độ học vấn từ

đại học trở lên. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng quản lý vẫn còn tương đối hạn chế, chưa đáp ứng được sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh.

Công ty TNHH Phát Đạt có bộ máy quản lí theo mô hình cơ cấu trực tuyến, đây là mô hình cơ cấu đơn giản được áp dụng khá nhiều hiện nay. Mô hình này có những ưu điểm: quyền lực tập trung, quy trách nhiệm rõ ràng, duy trì được tính kỷ luật và kiểm tra, liên hệ dễ dàng đơn giản, mau lẹ, quyết định nhanh chóng, mệnh lệnh thống nhất tiện cho giám đốc. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là không có sự phân công hợp lý, không có quan hệ điều hòa theo chiều ngang. Tất cả đều do cá nhân quyết định nên dễ đi đến chuyên quyền độc đoán. Do đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện, tổng hợp. Đồng thời không tận dụng được sự tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản trị và khi cần thiết liên hệ giữa hai thành viên của các bộ phận thì việc báo cáo thông tin đi theo đường vòng. Nhìn chung bộ máy quản lý của Công ty hiên tại vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ và sứ mạng được giao, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lực cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.

Nguồn nhân lực của công ty

- Về quy mô nhân lực: Cùng với quá trình phát triển của Công ty về quy mô cũng như uy tín trên thị trường là sự tăng lên về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong Công ty. Số lượng lao động của Công ty biến động liên tục tăng qua các năm 2016 đến năm 2018, năm 2016 tổng số lao động trong Công ty là 146 người, năm 2017 là 174 người, năm 2018 lên tới 184 người.

- Cơ cấu lao động Công ty thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo của Công ty giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: người

Tiêu chí Năm 2016 Tỷ trọng Năn 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng

Độ tuổi 18-35 80 54,79 113 64,94 136 73,91 35- 50 66 45,21 61 35,06 48 26,09 Giới tính Nam 102 69,86 120 68,97 128 69,57 Nữ 44 30,14 54 31,03 56 30,43 Trình độ Đại học 34 23,29 37 21,26 41 22,28 CĐ/TC 43 29,45 47 27,01 51 27,72 THPT trở xuống 69 47,26 90 51,72 92 50,00 Tổng số 146 100 174 100 184 100

(Nguồn: Phòng Hành chính- nhân sự Công ty) Theo độ tuổi:

Xét theo độ tuổi thì lực lượng lao động của Công ty có độ tuổi trung bình khá trẻ (đa phần đều dưới 35 tuổi ). Tỷ lệ lao động từ 18 tuổi đến 35 tuổi của công ty TNHH Phát Đạt năm 2014 là 54,79%, năm 2015 là 64,94% và năm 2016 là 73,91%. số liệu thống kê của phòng hành chính nhân sự như bảng trên ta thấy số lượng lao động ở độ tuổi này thường xuyên tăng qua các năm về con số tuyệt đối lẫn tỷ trọng lao động như vậy cho thấy Công ty có thiên hướng sử dụng lao động trẻ . Đây có thể sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của Công ty nếu Công ty biết tận dụng và phát huy năng lực của bộ phận lao động này vì những đối tượng này có nhiệt huyết của tuổi trẻ, khả năng tiếp thu trình độ khoa học tốt hơn và năng nổ hơn trong công tác, tuy nhiên với kinh nghiệm còn hạn chế của đội ngũ nhân viên này sẽ đặt ra nhiều thách thức với Công ty.

Theo giới tính:

Vì là công ty chuyên kinh doanh bên lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, bất động sản…nên cơ cấu lao động nghiêng về giới tính nam vì công việc đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai và độ bền. Với số lượng lao động nam công

ty chiếm 69,86% năm 2014, chiếm 68,97% năm 2015 và 69,57% năm 2016. So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành thì cơ cấu lao động của Công ty là khá hợp lý và phần lớn vẫn đang đáp ứng khá tốt yêu cầu của công việc hiện tại.

Cơ cấu lao động công ty theo trình độ:

Đánh giá chỉ tiêu 5 về trình độ đội ngũ lao động của Công ty ta thấy: Trong cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ có khoản 50% lao động có trình độ từ Trung cấp trở lên. Trong đó riêng trình độ đại học chiếm 23,29% năm 2016, chiếm 21,26% năm 2017 và chiếm 22,28% năm 2018. Trình độ trung cấp/cao đẳng chiếm tỷ lệ cao hơn với 29,45% năm 2016, chiếm 27,01% năm 2017 và 27,72% năm 2018. Gần 50% lao động công ty có trình độ dưới THPT và phần lớn là rơi vào đối tượng công nhân sản xuất. Riêng trong năm 2018, trong tổng số 184 nhân viên của năm 2018 thì số nhân viên quản lý là 31 nhân viên chiếm 17% trên tổng số nhân viên trong Công ty. Số nhân viên còn lại được biên chế vào các bộ phận như nhân viên văn phòng, thị trường, tạp vụ… và chiếm phần lớn là các công nhân trong phân xưởng sản xuất.

Như vậy dựa trên phân tích về cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Phát Đạt có thể thấy công ty đang dần mở rộng quy mô hoạt động và quy nhân sự từ đó cũng tăng dần lên, tuy nhiên tốc độ tăng chậm, từ 146 lao động năm 2016 đã tăng lên 184 lao động năm 2018, số lao động tăng là 38. Lao động công ty chủ yếu là nam và tuổi đời khá trẻ.

Thực trạng về năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Phát Đạt hiện nay:

Thứ nhất, về việc bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, hàng năm Công ty mới chỉ đầu tư khoảng 150-200 triệu cho các hoạt động đào tạo, đây là con số rất thấp so với hoạt động đào tạo của các DN khác và chưa tương xứng với lực lượng lao động của công ty hiện nay.

Về các hoạt động đào tạo, Công ty cũng chỉ mới chú trọng cho hoạt động đào tạo các vị trí cán bộ chủ chốt của công ty bao gồm các chương trình đào tạo về lập dự toán, làm hồ sơ thầu, chưa chú trọng đến các hoạt động đào tạo cho nhân viên.

Thức hai, về hệ thống đánh giá nhân viên, cho đến nay công ty vẫn chưa xây dựng được KPI để đánh giá nhân viên qua các khung tiêu chí mà việc đánh giá hàng năm chủ yếu dựa trên việc xác định nhân viên đã hoàn thành công việc giao cho hay chưa, có mắc khuyết điểm hay không, hoặc thông qua việc đánh giá chéo giữa các nhân viên trong Công ty.

Thứ ba, về công tác đãi ngộ nhân viên, hàng năm việc đãi ngộ mới chỉ dừng lại ở mức chi tiền cho các hoạt động phúc lợi như đi du lịch, đóng Bảo hiểm. Việc đãi ngộ chưa được thực hiện qua các hình thức như đãi ngộ về lương thưởng.

Thứ tư, về việc xây dựng môi trường, văn hóa làm việc phù hợp với nhân viên trong Công ty: Cho đến nay, việc xây dựng văn hóa cho DN của Công ty TNHH Phát Đạt là rất hạn chế, chưa có các hoạt động một cách cụ thể để thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát đạt (Trang 56 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)