2.4 .Phương pháp chọn mẫu
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt
3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Phát Đạt
3.2.2.1. Doanh thu và Thị phần
a. Doanh thu
Dựa vào Bảng 3.9 ta có thể so sánh doanh thu của Công ty TNHH Phát Đạt với hai đối thủ cạnh tranh là Vinacontro và Conexpo ta thấy, doanh thu của Công ty CONEXPO là lớn nhất, với 160,6 tỷ năm 2016, 160,1 tỷ năm 2017 và 170,9 tỷ, chiếm hơn 21% doanh thu toàn ngành trên bàn tỉnh. Doanh thu Công ty TNHH Phát Đạt các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 90.236 tỷ đồng, 100.000 tỷ đồng và 120.345 tỷ đồng. Doanh thu qua các năm đều tăng: năm 2017 tăng 11,26% năm 2018 tăng 4.29% so với năm trước. Như vậy, nhìn chung doanh thu tăng trưởng liên tục qua các năm 2016-2018 cho thấy việc kinh doanh của Công ty phát triển khá tốt.
Bảng 3.9. So sánh doanh thu và thị phần của Công ty TNHH Phát Đạt với các đối thủ cạnh tranh
Công ty 2016 2017 2018 Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần TNHH Phát Đạt 90,236 tỷ 17% 100,000 tỷ 18% 120,345 tỷ 18% VINACONTRO 140,1 tỷ 20% 150,95 tỷ 21% 150,2 tỷ 20% CONEXPO 160,6 tỷ 21% 160,1 tỷ 21% 170,9 tỷ 22%
(Nguồn: phòng kinh doanh Công ty TNHH Phát Đạt)
b. Thị Phần
Thị phần của Công ty năm 2017 tăng 1% xong năm 2018 lại không tăng. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế tiếp tục suy thoái, các công ty là khách hàng trong ngành xây dựng cũng giảm, nhiều Công ty cung cấp các mặt hàng tương tự được thành lập làm tăng cường sự cạnh tranh trong ngành. Nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta thì vẫn phát triển, tăng đều qua các năm nắm bắt được điều này làm Công ty tập trung tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng mới, do vậy mà thị phần của Công ty không bị giảm năm 2018. Cụ thể:
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh thị phần của Công ty TNHH Phát Đạt và các đối thủ cạnh tranh.
( Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Phát Đạt).
Xét về thị phần của Công ty TNHH Phát Đạt được tính theo doanh thu toàn ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có thể thấy công ty Phát Đạt chiếm gần 20% thị phần, 20% thuộc về công ty VINACONTRO, 21% thị phần thuộc về công ty
17% 18% 18% 20% 21% 21% 21% 20% 22% 0% 5% 10% 15% 20% 25%
Thị phần năm 2016 Thị phần năm 2017 Thị phần năm 2018
CONEXPO, còn lại là một số doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, số liệu trên dựa trên đánh giá của ban lãnh đạo Công ty TNHH Phát Đạt hàng năm. Với khoảng 20% thị phần toàn ngành trên địa bàn thì có thể thấy đây là con số ấn tượng và đòi hỏi Công ty TNHH Phát Đạt phải nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển thị phần của mình hơn nữa trong tương lai.
3.2.2.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh Năng lực cạnh tranh của DN. Sản xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao là cách thức để DN chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện qua giá cả, chất lượng, thương hiệu… Thực tế về Năng lực cạnh tranh của sản phẩm của các DN Việt Nam cho thấy giá thành sản phẩm của các DN được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên các sản phẩm có thể cạnh tranh được của Việt Nam thường nhờ vào lợi thế của tài nguyên hoặc lợi thế của giá cả.
Thị trường sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị là một thị trường có sức cạnh tranh khá lớn, không chỉ vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này mà còn bởi cùng với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật thì các yếu tố liên quan tới sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, giá cả, điều kiện mua bán… cũng được các doanh nghiệp ngày một coi trọng và hoàn thiện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng này, Công ty đã đặc biệt quan tâm chú ý điều chỉnh cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời luôn luôn hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cả về kiểu dáng, màu sắc, kích thước sao cho bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. Luôn coi năng lực cạnh tranh cuả sản phẩm là năng lực cạnh tranh nòng cốt của Công ty và chất lượng sản phẩm là nhân tố chủ đạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Hiện nay, công ty đang sản xuất và kinh doanh gần 100 chủng loại sản phẩm máy móc, thiết bị khác nhau được công ty sản xuất cũng như nhập khẩu. So với các đối thủ cạnh tranh mức độ đa dạng của sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty là không hề thua kém đối thủ nào trên thị trường.
Mặt khác, các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất dưới sự giám sát của quy trình đảm bảo chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bộ tiêu chuẩn
ViệtNam cho việc sản xuất các sản phẩm thiết bị máy móc ngành xây dựng điều này không những tạo nên sự ổn định về chất lượng sản phẩm mà còn giúp Công ty gây dựng được uy tín với khách hàng trong tỉnh và các vùng lân cận.
Các kết quả nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khâu thiết kế những thông tin, những số liệu về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng thay đổi mốt…ở từng khu vực thị trường của Công ty. Trên cơ sở đó, bộ phận kinh doanh sẽ nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với những sự khác biệt của các khu vực thị trường đó. Thông qua các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm mới với khách hàng và biết được phản ứng của họ để có sự điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, Công ty tập trung mọi nỗ lực vào thiết kế sản phẩm phù hợp với chất lượng khách hàng yêu cầu sẽ giúp Công ty rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, chứng tỏ với khách hàng những đặc điểm của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó mang lại. Phát huy năng lực sẵn có:
- Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, đầu tư các thiết bị kiểm soát chất lượng: Áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường; phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên về chất lượng sản phẩm. Huấn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hàng về kỹ năng chuyên sâu theo công đoạn, kỹ năng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra lại các khâu có lỗi tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn ngay khi chưa xảy ra. Cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn công việc, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra. Lập kế hoạch phúc tra chất lượng và thực hiện triệt để. Xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kỹ thuật chất lượng.
3.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận\Doanh thu.
Qua đó ta có thể tính được tỷ suất lợi nhuận Công ty TNHH Phát Đạt các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 11,18%, 12,6%, 11,66%. Theo bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018 vừa được Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam công bố ngày 22-10-2018 theo đó theo đó thì tỉ suất lợi
nhuận ngànhXây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản là 14,8% . Với những con số trên cho tho thấy tỷ suất lợi nhận của Công ty TNHH Phát Đạt tương đối cao, thể hiện công việc kinh doanh của Công ty rất thuận lợi và đang trên đà phát triển. Qua đó phần nào phản ánh được khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là tương đối tốt.
3.2.3.4. Tỷ suất chi phí marketing
Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, và hệ thống kho bãi lớn, rộng khắp Công ty đã tạo được lòng tin từ khách hàng, thiết lập được hệ thống khách hàng lớn và quen thuộc. Hàng năm đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing không nhiều, chủ yếu là cho hoạt động tìm kiếm khách hàng mới ở một số các tỉnh thành phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái bình…Trong 3 năm 2016-2018, trung bình mỗi năm Công ty chỉ phải chi khoảng 7% Tổng doanh thu cho hoạt động marketing. Chi không nhiều cho hoạt động marketing nhưng Công ty vẫn hoạt động tốt và ổn định, đó là một lợi thế nữa của Công ty trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Bảng 3.9. Tỷ suất chi phí của Công ty TNHH Phát Đạt giai đoạn 2016-2018.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Chi phí marketing 0,735 0,76 0,79
Tổng doanh thu 90,2 100,0 120,3
Tỉ suất chi phí marketing (%) 0.8% 0.76% 0.65%
( Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán)