Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát đạt (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp phân tích định tính

Quá trình phân tích định tính thông qua nghiên cứu lý thuyết, lý luận khoa học liên quan đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Qua đó xây dựng những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu các công trình khoa học, những nghiên cứu của các tác giả trước đây liên quan đến đề tài nhằm có cơ sở thực tiễn khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nhằm làm cơ sở cho những phân tích thực tế tại Công ty TNHH Phát Đạt.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích định lượng

Các chỉ số phân tích định lượng về năng lực cạnh tranh được tác giả sử dụng chủ yếu theo hai nhóm sau:

a. Năng lực cạnh tranh nguồn:

- Lĩnh vực Tài chính: Năng lực Tài chính của Công ty thể hiện qua quy mô vốn qua các năm và cơ cấu nguồn vốn Công ty. Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của DN, bên cạnh yếu tố con người thì DN cần có một năng lực tài chính vững mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của mình. Năng lực tài chính là cơ sở để DN phát huy thế mạnh về con người, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu đo lường năng lực Tài chính của Công ty bao gồm:

+ Chỉ tiêu 1: Tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm 2017 và 2018.

+ Chỉ tiêu 2: Tỷ số nợ = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn: Tỷ số nợ đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của Công ty trong giai đoạn 2017-2018.

- Lĩnh vực trình độ quản lý:

+ Chỉ tiêu 3: Chất lượng của đội ngũ lãnh đạo Công ty: được thể hiện bằng những kiến thức để quản lý và điều hành, thực hiện các công việc đối nội, đối ngoại của

Công ty. Năng lực chỉ huy điều hành, quản trị theo mục tiêu của một số cán bộ cấp cao và cấp trung thể hiện qua việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn có tầm nhìn hay không? Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo còn có thể thể hiện qua bằng cấp, trình độ học vấn của các nhà lãnh đạo…

- Lĩnh vực nguồn nhân lực của Công ty bao gồm:

+ Chỉ tiêu 4: Số lượng nhân lực Công ty: thể hiện qua sự biến động về số lượng nhân viên từ năm 2016 đến năm 2018.

+ Chỉ tiêu 5: Trình độ đội ngũ nguồn nhân lực: được đánh giá dựa trên trình độ bằng cấp, ngoài ra còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp, khả năng liên kết của toàn thể cán bộ, nhân viên. Khả năng phát triển nguồn nhân lực của Công ty: được đánh giá bằng việc xem xét cách thức nâng cao chất lượng nguồn lực của Công ty và hiệu quả các khoản chi đầu tư hàng năm cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

- Lĩnh vực trình độ Công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Chỉ tiêu 6: Lĩnh vực tiếp cận và đối mới Công nghệ: Đây là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh “ động” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh như chính sách của nhà nước, sự thay đổi của các đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh. Đây được coi là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do đó đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh và phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

+ Chỉ tiêu 7: Tình trạng, số lượng máy móc thiết bị, công nghệ: được đo lường dựa trên số lượng máy móc, thiết bị mới / tổng số lượng máy móc thiết bị của toàn doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu 8: Lĩnh vực cơ sở vật chất: được đo lường bằng hạ tầng cơ sở Công ty, hệ thống kho bãi, đội xe chuyên dụng...

b. Năng lực cạnh tranh hiển thị:

- Lĩnh vực năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của DN. Do nhiệm vụ cơ bản của DN là sản xuất - kinh doanh nên nếu sản phẩm của DN có sức cạnh tranh thấp thì sức cạnh tranh của DN không thể cao

được. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm DN dựa trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lí, mẫu mã hợp thời, đáp ứng nhu cầu khác hàng. + Chỉ tiêu 9: Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm chỉ tiêu thành phần như: các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi sử dụng, chi phí môi trường) và các chỉ tiêu kỹ thuật (công dụng, thẩm mỹ, an toàn - vệ sinh, tiện dụng). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và quốc tế. Các chĩ tiêu kỹ thuật cụ thể rất khác nhau đối với các hàng hoá khác nhau. Chẳng hạn đối với máy cắt gọt kim loại là độ chính xác gia công, độ an toàn sử dụng, độ cứng vững. Một số chỉ tiêu như tiêu về thẩm mỹ, tiện dụng thường được xác định thông qua điều tra khách hàng.

+ Chỉ tiêu 10: Giá cả sản phẩm: cho đến nay, đây vẫn là yếu tố rất quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng hoá có giá cả thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Điều này không chỉ đúng ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển cũng tương tự.

- Lĩnh vực chính sách giá: Tâm lý khách hàng luôn quan tâm đến giá sản phẩm và chất lượng sản phẩm có tương xứng hay không. Vì vậy,việc đưa ra chiến lược giá giúp Công ty định vị thương hiệu, tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của khách hàng.

+ Chỉ tiêu 11: Chính sách áp dụng giá cho khách hàng: Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở so sánh giá giữa các hàng hoá cùng loại hoặc tương đương. Khi ít có sự khác biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so sánh với ích lợi do hàng hoá mang lại, độ bền, thẩm mỹ...

- Lĩnh vực chính sách phân phối: Hệ thống phân phối của các doanh nghiệp ngày nay hầu như không tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng mà thông qua nhiều kênh trung gian giúp nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng hệ thống phân phối góp phần đưa sản phẩm đến gần và nhanh hơn khách hàng, đồng thời chính sách hệ thống phân phối hợp lý giúp thúc đẩy việc bán hàng. Chính sách phân phối thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu 12: Cách thức xây dựng hệ thống kênh phân phối: dựa trên các tiêu chí: đặc điểm sản phẩm, mục tiêu của công ty, chiến lược phân phối và mức độ đầu tư vào kênh phân phối để xây dựng chính sách phân phối trong đó thể hiện nhiều chính sách nhỏ dành cho từng kênh khác nhau (kênh trực tiếp, kênh gián tiếp, kênh đại lý, kênh bán lẻ..)

- Lĩnh vực chính sách xúc tiến: Hoạt động xúc tiến giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty đến khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, được thể hiện qua chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu 13: các công cụ xúc tiến của Công ty: Quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, chính sách khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng…

- Lĩnh vực uy tín, thương hiệu của công ty: Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là quá trình lâu dài và đầy nỗ lực. Thương hiệu càng vững mạnh giúp gia tăng niềm tin và sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công ty. Lĩnh vực này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu 14: Năng lực phục vụ, tạo sự tín nhiệm nơi khách hàng: thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Nó thể hiện qua thái độ, kỹ năng của nhân viên trong quá trình phục vụ. Nếu nhân viên có thái độ tích cực và kỹ năng chuyên nghiệp sẽ phụ vụ khách hàng được chuyên nghiệp hơn và đem lại cho khách hàng sự hài lòng, từ đó tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn phát đạt (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)