Một số hàm ý và giải pháp đối với các điểm du lịch di sản văn hóa tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản tại hà nội (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số hàm ý và giải pháp đối với các điểm du lịch di sản văn hóa tại Hà Nộ

hài lòng của du khách. Điều này chứng minh một thực tế là các điểm du lịch của Hà Nội nói chung và các điểm du lịch di sản văn hóa nói riêng vẫn chƣa tạo đƣợc lòng tin cho khách nƣớc ngoài.

 Bên cạnh đó, vấn đề nhân viên phục vụ và hƣớng dẫn viên du lịch cũng nên đƣợc quan tâm khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đội ngũ này vẫn chƣa thể hiện đƣợc sự đồng cảm với du khách – mặc dù đây là một trong những khía cạnh rất quan trọng để thu hút đƣợc du khách và tạo thiện cảm với họ.

 Về sự khác biệt giữa các yếu tố cá nhân (nhân khẩu học) của du khách quốc tế đối với ý định hành vi của họ, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt nào về ý định hành vi dựa trên các biến nhân khẩu học. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng ý định hành vi quay trở lại và giới thiệu cho ngƣời khác về Hà Nội là trên mức trung bình (Mean nằm trong khoảng [3.5 – 3.65]). Điều này cho thấy ý định quay trở lại với Hà Nội, các điểm du lịch di sản văn hóa, và có những lời giới thiệu tốt về Hà Nội là không cao.

4.2. Một số hàm ý và giải pháp đối với các điểm du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội Nội

4.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên và hướng dẫn viên du lịch

Từ kết quả thảo luận cho thấy, du lịch Hà Nội nói chung và du lịch di sản văn hóa nói riêng cần có những bƣớc đi rõ rệt nhằm cải thiện chất lƣợng dịch vụ du lịch của mình.

Hai yếu tố tin cậyđồng cảm đã không đƣợc thừa nhận nhƣ là các biến số có thể dự báo về mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với các điểm đến di sản văn hóa tại Hà Nội. Đây cũng là hai yếu tố có ảnh hƣởng thấp nhất đến sự hài lòng của du khách. Điều này chứng minh một thực tế là các điểm du lịch của Hà Nội nói chung và các điểm du lịch di sản văn hóa nói riêng vẫn chƣa tạo đƣợc lòng

tin cho khách nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy, việc phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch là vô cùng quan trọng. Du lịch Hà Nội có thể tập trung vào các giải pháp chính sau: Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển du lịch, tránh hiện tƣợng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Thay đổi những chính sách đối với lực lƣợng lao động trong ngành du lịch nhƣ: Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lƣợng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch; Đề ra nhƣng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thƣởng ngƣời lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cƣờng kỷ luật lao động; Bố trí và phân công lao động thích hợp.

Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch nhƣ: liên kết bồi dƣỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch, liên kết tuyển dụng, đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.

4.2.2. Bảo tồn hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm du lịch di sản văn hóa

Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã chỉ ra tầm ảnh hƣởng quan trọng của cơ sở vật chất đến sự hài lòng của du khách quốc tế tại các điểm du lịch (Giả thuyết H1e). Đặc biệt là tại các điểm đến du lịch di sản văn hóa, các khu di tích, các bằng chứng lịch sử lại càng đòi hòi sự bảo tồn và chăm sóc kỹ lƣỡng của các lực lƣợng có liên quan nhƣ chính quyền, ban quan lý khu di tích.

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trƣng văn

hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Với những giá trị nhƣ trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ.

Luật Du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con ngƣời đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

4.2.3. Xác định rõ chính sách phát triển du lịch của thủ đô

Phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hƣớng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tƣợng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.

Việc khai thác di tích lịch sử văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch của Thủ Đô phải đạt đƣợc mục tiêu: Giáo dục truyền thống lịch sử thủ đô Hà Nội và lòng tự hào yêu quê hƣơng đất nƣớc; giới thiệu cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế về lịch sử, văn hoá, nét đẹp thiên nhiên của Hà Nội; tăng thêm lợi ích kinh tế cho xã hội, cho thủ đô Hà Nội, cho ngƣời dân và các đơn vị kinh doanh du lịch. Hạn chế thấp nhất những tác động xấu từ hoạt động du lịch đối với tài sản văn hoá. Theo kinh nghiệm của các nƣớc, thông qua phát triển du lịch, "lấy di tích để nuôi di

tích" (chữ nuôi ở đây mang hàm nghĩa bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tu sửa và phát

4.2.4. Nâng cao nhận thức của người dân về tinh thần trách nhiệm đối với di tích, di sản văn hóa

Hàm ý này dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết về ảnh hƣởng của hai yếu tố tin cậy và đồng cảm tới sự hài lòng của du khách. Việc du khách chƣa thực sự tin cậy vào dịch vụ tại các điểm du lịch di sản văn hóa (giả thuyết H1a) và yếu tố đồng cảm không có ảnh hƣởng tích cực tới du khách quốc tế (giả thuyết H1d) cho thấy ngƣời dân cần cải thiện hơn nữa trách nhiệm và hành vi của mình để có thể đóng góp chung vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch tại các điểm đến của Hà Nội.

 Ví dụ về vấn đề bán hàng rong, chèo kéo du khách mua hàng là một hình ảnh dễ gây phảm cảm đối với du khách, cần phải loại bỏ.

 Vấn đề dịch vụ bán các đồ ăn nhanh tại các điểm du lịch vẫn chƣa thực sự có hiệu quả, cần xem xét lại dựa trên các khía cạnh nhƣ chất lƣợng, giá cả của các mặt hàng đƣợc bán.

Các điểm đến du lịch di sản văn hóa, các khu di tích là tài sản chung của quốc gia. Tuy nhiên, trách nhiệm chăm sóc bảo tồn tài nguyên quý giá này, có lẽ nằm ở mỗi ngƣời dân(Bùi Thanh Thủy, 2014).

Tài nguyên kể trên đang là nhân tố hết sức quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội mà không phải địa phƣơng nào, quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch là các di tích tại Hà Nội còn nhiều bất cập (Bùi Thanh Thủy, 2014). Cụ thể nhƣ sau:

- Trên cùng một khu vực, các di tích/tài nguyên du lịch khi do Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, khi là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, khi là chính quyền sở tại hoặc các ngành khác quản lý. Mỗi ngành, mỗi cấp lại có quan niệm khác nhau dẫn đến việc đầu tƣ, bảo vệ, giữ gìn cũng với các cách rất khác nhau.

- Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích/tài nguyên du lịch không đƣợc phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với ngƣời sử dụng, khai thác.

Hiện tƣợng đó dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, vô trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản tại hà nội (Trang 84 - 88)