Chuẩn bị thức ăn giàu đạm

Một phần của tài liệu giáo trình nuôi lợn nái (Trang 31 - 35)

Mã bài : MĐ 06 02

3. Chuẩn bị thức ăn giàu đạm

Nhóm thức ăn giàu đạm:

Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao Dùng để tạo thành đạm của cơ thể

Nếu cho ăn thừa đạm theo nhu cầu, gà sử dụng không hiệu quả sẽ bị lãng phí

* Đậu tương

Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectin, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ).

Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsine vì ức chế hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các chất anti-trypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các anti-trypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 105ơC trong vòng 30 phút. Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin gọi là phản ứng Maillard làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong đậu tương còn tồn tại một số chất kích thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Trong thực tiễn nuôi dưỡng, nếu chỉ cho con vật ăn protein đậu tương mà không bổ sung thêm các nguyên liệu khác thì lợn nái

đẻ con ra sẽ yếu, sinh trưởng chậm (do con mẹ bị giảm sản lượng sữa), lợn mẹ động dục không đều đặn, mắc bệnh liệt chân. Ngoài ra, còn một số loại hạt bộ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine thấp).

* Lạc

Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho lợn cần phải sử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine.

* Khô dầu đỗ tương

Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu tương là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Thành phần axit amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần vật nuôi.

Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương.

Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi lợn. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc đối với một số vật nuôi, vì vậy không nên sử dụng.

* Khô dầu lạc

Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Mặt khác đối với lợn chỉ nên sử dụng mức tối đã là 25% tính theo khối lượng khẩu phần, nếu nhiều hơn sẽ làm cho thịt, mỡ mềm nhão. Với các khô dầu ép thủ công lượng chất béo còn lại khá cao (8-10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy

nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay không bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn.

* Khô dầu hạt bông

Khô dầu hạt bông vải là sản phẩm phụ của quá trình ép dầu từ hạt bông vải. Hạt bông chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17% xơ thô. Khô dầu bông có chứa 40% protein thô, 12% xơ thô. So với khô dầu đậu nành, khô dầu bông giàu protein nhưng tỷ lệ axit amin không cân đối, các axit amin thiết yếu như cystin, methionin và lyzin thấp. Nhưng đây là loại thức ăn protein với gia súc nhai lại và nguồn protein rẻ tiền.

Hàm lượng Ca cũng thấp, tỷ lệ Ca/P mất cân đối (thường là 1/6). Khô dầu bông giàu vitamin B1 nhưng nghèo caroten. Trong khô dầu bông có chứa sắc màu vàng có tên là gossypol khoảng 0,03 - 0,2%, đó là một aldehyt thơm có tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polymerase. Khô dầu bông không thích hợp với gia súc dạ dầy đơn do khó tiêu hóa và sự có mặt của độc tố gossypol. Nếu sử dụng kéo dài trong khẩu phần sẽ gây tổn thương tim, gan phổi... Vì vậy, không nên dùng quá 9% loại thức ăn này trong khẩu phần ăn của lợn . Nhưng chất độc gossypol sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao, nên trước khi sử dụng khô dầu bông cho gia súc, người ta phải tìm cách khử độc tố bằng cách hấp khô dầu bông ở áp suất cao (phương pháp này khử được hoàn toàn độc tố nhưng mất protein) hoặc cũng có thể trộn khô dầu bông với FeSO4 (phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và không bị mất mát protein). Riêng đối với loài nhai lại ít bị ảnh hưởng của độc tố này.

* Bột cá

Là loại thức, ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50 - 60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1 kg bột cá có 52g lisine, 15 - 20g methionine, 8- 10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1 ngoài ra còn có vitamin A và D.

Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%.

Hình 6.2.7. Lạc Hình 6.2.8. Đậu tương

Hình 6.2.9. Bột tôm Hình 6.2.10. Bột cá

Hình 6.2.11. Khô dầu dạng bánh Hình 6.2.12. Vừng

3.1. Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn giàu đạm cho lợn nái

Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật không phải là sản phẩm biến đổi gen, không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích và hóa chất trong quá trình sản xuất, sơ chế và bảo quản.

Không sử dụng các loại sản phẩm sau làm thức ăn cho lợn: - Sản phẩm giết mổ của động vật cùng loài;

- Tất cả các loại phân kể cả phân chim và phân chuồng;

- Thức ăn chiết xuất từ dung môi (như hexane) hoặc chất xúc tác hóa học khác;

- Axit amin tổng hợp hoặc axit amin phân lập; - Ure, và các loại hợp chất đạm tổng hợp khác;

- Các chất kích thích hoặc hoạt chất tăng trưởng tổng hợp; - Các chất tổng hợp kích thích ăn uống

- Các chất bảo quản trừ khi sử dụng hỗ trợ chế biến; - Các chất tạo màu nhân

3.2. Các loại thức ăn giàu đạm sử dụng cho chăn nuôi lợn nái

Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc và các loại khô dầu...

Các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt xương, bột nhộng tằm, giun đất, mối, dòi...

3.3. Lập kế hoạch sử dụng thức ăn giàu đạm

Nhu dầu về đạm cho lợn nái khoảng 25% so với tổng hỗn hợp thức ăn. Thức ăn giàu đạm hiện nay rất nhiều trên thị trường tuy nhiên trong chăn nuôi hữu cơ nguồn thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn không nhiều do vậy chúng ta cần biết rõ nguồn gốc thức ăn nếu nhu không tự sản xuất được.

Một phần của tài liệu giáo trình nuôi lợn nái (Trang 31 - 35)