Các vấn đề rủi ro Côngty phải đối mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 77 - 81)

2.3.2.1 .Phương pháp đánh giá

3.5. Các vấn đề rủi ro Côngty phải đối mặt

3.5.1 Rủi ro về kinh tế

*Tăng trưởng

Thực trạng và xu hƣớng phát triển của nền kinh tế trong nƣớc luôn ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trƣởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực cho các doanh nghiệp

*Rủi ro lạm phát

Chỉ số lạm phát ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Lạm phát gia tăng sẽ khiến chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty tăng cao do tăng giá nguyên vật liệu, giá nhân công.

*Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất xảy ra khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay từ ngân hàng dẫn đến chi phí đi vay tăng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong những năm qua lãi suất trên thị trƣờng biến động không ngừng với nhiều những chính sách đƣợc ban hành nhƣ thắt chặt chính sách tiền tệ, áp trần lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lãi suất ngân hàng là một trong những biến số quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh mà cụ thể là kế hoạch nguồn vốn với mục tiêu cơ cấu vốn linh hoạt, chi phí hợp lý, phù hợp với diễn biến của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán.

3.5.2. Rủi ro về luật pháp

Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hiện đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hƣởng của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các bộ luật về thuế quan, và các quy định pháp luật khác của Việt Nam. Ngoài ra, Công ty chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề hoạt động hiện nay của công ty, các quy định về xuất nhập khẩu, cũng nhƣ những quy định và chính sách của nƣớc nhập khẩu sản phẩm của công ty. Việt Nam hiện là quốc gia đang phát triển, khung pháp lý và luật pháp chƣa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế. Do vậy, mọi thay đổi và diễn giải, hƣớng dẫn pháp luật hiện hành có thể dẫn đến những kết quả không mong đợi, ảnh hƣởng bất lợi tới hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản trị điều hành của Công ty. Là một doanh nghiệp đã thực hiện chuyển sang hoạt

động dƣới hình thức công ty cổ phần từ năm 2007 và niêm yết vào cuối tháng 12/2009, đến nay tập thể lãnh đạo và nhân viên của công ty đã thích ứng đƣợc với cơ chế hoạt động của công ty cổ phần cũng nhƣ nắm bắt khá đầy đủ những quy định, chính sách về công ty đại chúng, công ty niêm yết. Để hạn chế rủi ro này, các bộ phận chức năng của Công ty đã thƣờng xuyên cập nhật các văn bản pháp lý để kịp thời dự báo và có sự chuẩn bị nhằm thích ứng với những thay đổi của chính sách. Đồng thời, nghiên cứu các quy định, chính sách về nhập khẩu của các nƣớc mà công ty có thị trƣờng xuất khẩu để nhằm hạn chế những rủi ro về mặt pháp lý trong giao dịch.

3.5.3. Rủi ro đặc thù

3.5.3.1. Rủi ro ngành

*Thị trường xuất khẩu

Hiện tại sản phẩm ống thép của Sơn Hà đã đƣợc xuất khẩu vào 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, Công ty cũng đang triển khai chính sách mở rộng thị trƣờng. Sản phẩm ống thép đòi hỏi độ chính xác và chất lƣợng cao, do vậy nếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, sản phẩm của Công ty sẽ khó tồn tại ở các thị trƣờng này. Ý thức

đƣợc điều này, Công ty đã xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lƣợng ISO 9001:2008 và thực hiện đánh giá hàng năm để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm một cách ổn định. Đối với các sản phẩm xuất khẩu, Công ty đã đáp ứng đƣợc yêu cầu và đƣợc cấp chứng nhận PED (Pressure Equipment Directive) cho các sản phẩm ống xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu, và đáp ứng các tiêu chuẩn A312, A554, A778 của ASTM (American Society for Testing and Material) đối với sản phẩm ống thép công nghiệp và trang trí xuất khẩu vào thị trƣờng sử dụng tiêu chuẩn ASTM.

*Thuế chống bán phá giá

Thị trƣờng nƣớc ngoài: Mỹ là thị trƣờng quan trọng của Công ty, đóng góp lớn vào doanh thu xuất khẩu ống thép hàng năm. Các sản phẩm ống thép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ phải trải qua các đợt xem xét mức thuế chống bán phá giá khi Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) hoặc các doanh nghiệp sản xuất ống thép Mỹ thấy có dấu hiệu của cuộc bán phá giá. Bất cứ lần tăng thuế nào cũng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty, do Công ty sẽ phải tăng giá bán theo một mức độ nào đó để đảm bảo mức lợi nhuận cho Công ty. Ngoài thị trƣờng Mỹ, sản phẩm của Công ty còn đƣợc xuất khẩu tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, do vậy, ở các thị trƣờng này Công ty cũng có khả năng đối diện với thuế chống bán phá giá. Sở dĩ có hiện tƣợng nhƣ vậy là do xuất phát từ chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nƣớc hoặc do việc không tận dụng đƣợc lợi thế để giảm giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nƣớc sở tại, nguyên nhân khác là do cạnh tranh thiếu công bằng của các doanh nghiệp xuất khẩu ở các quốc gia khác.

*Thị trường trong nước: Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối nguyên liệu đầu vào là thép không gỉ đã có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu nƣớc ngoài. Doanh nghiệp sẵn sàng nộp đơn kiện chống bán phá giá nguyên liệu đối với các doanh nghiệp đến từ các nƣớc khác để bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi xảy ra những đợt kiện chống bán phá giá nguyên liệu, các doanh nghiệp nƣớc ngoài bị áp thuế chống bán phá giá dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty có thể bị điều chỉnh tăng do thuế suất tăng và do các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu trong nƣớc tăng giá hoặc áp đặt các điều kiện

thanh toán bất lợi hơn cho khách hàng, từ đó có thể làm tăng giá thành sản phẩm của công ty.

*Rủi ro về nguyên vật liệu

Là một công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làm từ thép không gỉ, nguyên liệu chính của Sơn Hà là thép không gỉ đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài và một số ít công ty trong nƣớc. Giá của nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm. Giá của nguyên liệu thƣờng xuyên biến động sẽ ảnh hƣởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, nếu nguồn nguyên vật liệu không đƣợc cung cấp đầy đủ và đúng hạn thì có thể Công ty không sản xuất đủ sản phẩm cung cấp cho các đơn hàng. Để giảm rủi ro, Công ty đã chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín nhằm đảm bảo thời hạn giao hàng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm.

*Rủi ro về thị trường tiêu thụ

Trong những năm gần đây, cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực làm suy giảm lƣợng cầu của nền kinh tế, lƣợng cầu của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài của hầu hết sản phẩm đều giảm. Tuy nhiên, sản phẩm chính của Sơn Hà là những đồ gia dụng thiết yếu, vì vậy lƣợng cầu không giảm nhiều nhƣ những sản phẩm khác. Đồng thời, công ty đã chủ động điều chỉnh sản lƣợng cho phù hợp với sức tiêu thụ của thị trƣờng.

3.5.3.2. Rủi ro cạnh tranh

Hiện nay, có khoảng 20 doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất những sản phẩm làm từ thép không gỉ, trong đó có những công ty lớn, có uy tín và đang cạnh tranh khá trực tiếp với công ty nhƣ Tân Á, Tân Mỹ ở sản phẩm bồn nƣớc, chậu rửa, Hoàng Vũ, Tiến Đạt ở sản phẩm ống inox, hay Kangaroo, Sunhouse ở các sản phẩm gia dụng. Sơn Hà đang nỗ lực cải tiến chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để chiếm lĩnh thị trƣờng, tiến tới mục tiêu trở thành tập đoàn sản xuất các sản phẩm từ thép không gỉ hàng đầu Việt Nam.

CHƢƠNG IV

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)