GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

5.2.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG VỐN

5.2.2.1 Đối vói hoạt động cho vay:

Qua phân tích doanh số cho vay ta thấy:

+ Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 80% , một con số rất cao nhưng nếu xét trong thời kỳ kinh tế khó khăn như 2 năm vừa qua thì con số này có thể coi là hợp lý. Thế nhưng trong những năm tới ngân hàng nên có sự cân đối lại giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn để tạo sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận bởi lẽ các khoản vay ngắn hạn tuy có độ rủi ro thấp hơn nhưng lại thường là những khoản vay nhỏ ( chủ yếu là những khoản vay tiêu dùng và vay bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời) chính vì thế lãi thu từ những khoản vay này là khá ít trong khi đó những khoản vay dài hạn lại có rủi ro cao hơn nhưng lãi thu được từ khoản cho vay cũng nhiều hơn.

+ Doanh số cho vay tiêu dùng có sự tăng trưởng nhanh và khá ổn định qua 3 năm, từ 2.365 triệu đồng năm 2007 lên đến 196.104 triệu năm 2009. Chính vì vậy trong thời gian tới ngân hàng nên quan tâm hơn nữa đến các khoản vay này, cần tìm hiểu, phân tích và dự báo nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn từ đó thiết kế các sản phẩm cho vay phù hợp.

+ Tỷ trọng doanh số cho vay kinh doanh có sự sụt giảm đáng kể trong hai năm 2008 và 2009 (từ 40,3% năm 2007 xuống còn 19,5% năm 2009) do ngân hàng hạn chế cho vay các doanh nghiệp, hộ sản xuất để giảm thiểu tác động của lạm phát và khủng hoảng kinh tế và bởi các khoản vay của đối tượng khách hàng này thường là dài hạn. Nhưng hiện nay nền kinh tế nước ta có thể nói là đã vượt qua suy thoái và đang lấy lại đà tăng trưởng như trước kia. Vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động, chi nhánh nên cơ cấu lại doanh số cho vay theo hướng mở rộng cho vay sản xuất, kinh doanh để tránh cho vay tập trung vào một lĩnh vực nhất định nhằm phân tán rủi ro. Thế nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm bảo cho vay những doanh nghiệp những hộ sản xuất có phương án kinh doanh hiệu quả và có tình hình tài chính vững mạnh. Ngoài ra để tăng doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian tới em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Mở rộng địa bàn hoạt động: Như ta thấy địa bàn thành phố cần Thơ quá rộng lớn nhưng Ngân hàng chỉ có hai chi nhánh ở Cái Răng và Thốt Nốt. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản vay của cán bộ tín dụng cũng như chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân. Chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần mở thêm các Phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới cộng tác viên ở các quận huyện trên địa bàn thành phố.

- Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng: Ta thấy trong ba năm qua doanh thu từ cho vay luôn chiếm trên 99% tổng doanh thu của ngân hàng trong khi đó ở nhiều ngân hàng khác tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 80%. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tín dụng như tư vấn, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê két sắt... để tăng doanh thu từ các hoạt động này.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Do khá nhiều nhân viên ngân hàng chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Các nội dung đào tạo gồm:

+ Tmyền bá rộng rãi nhận thức về văn hoá kinh doanh, vãn hoá doanh nghiệp; nhận diện, định hình và tôn vinh các giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc trưng làm

nền tảng tư tưởng và nền tảng tinh thần của văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

+ Nâng cao kiến thức tổng quát về các ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Kiến thức này có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với cán bộ tín dụng trong cho vay sản xuất, nó ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay. Nắm vững các đặc tính kỹ thuật, đặc điểm, chu kỳ sinh trưởng của từng đối tượng vật nuôi, cây trồng, tập quán canh tác các đối tượng này ở từng vùng. Nắm được tình hình thị trường nông sản đối với các đối tượng này sẽ giúp cho cán bộ tín dụng ra quyết định chính xác hơn.

+ Song song với việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo trình độ ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) để đón trước thời cơ mở rộng hoạt động giao dịch với người nước ngoài khi nền kinh tế đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, cũng như tăng cường khả năng quan hệ giao dịch với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

5.2.2.2 Đối vói công tác thu nợ và quản lý rủi ro:

Trong những năm qua nhờ vào sự nỗ lực không ngững của lãnh đạo ngân hàng và tập thể cán bộ nên doanh số thu nợ không ngừng tăng trưởng nhanh chóng. Thế nhưng nợ xấu của ngân hàng vẫn phát sinh. Chính vì thế để tăng hiệu quả hoạt động thì ngân hàng cần hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

Qua phân tích nợ xấu của ngân hàng ta thấy nợ xấu phát sinh nhiều ở lĩnh vực tiêu dùng (2.335 triệu đồng, chiếm 51,1% tổng nợ xấu) và khách hàng cá nhân là đối tượng chủ yếu của những khoản vay này. Do đó khi cho vay cần xác định chính xác các khoản thu nhập của khách hàng, tính ổn định của từng khoản thu nhập thực tế, thực hiện tốt quy định về đảm bảo tiền vay để tránh cho vay những khoản không đảm bảo. Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay để tránh khách hàng của mình sử dụng vốn sai mục đích, thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi.

Nợ xấu phát sinh cũng đồng nghĩa với việc các khoản cho vay của ngân hàng đang đối mặt với rủi ro. Vì thế cần có những giải pháp kịp thời để quản lý rủi ro và giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới. Các giải pháp này bao gồm:

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và xét duyệt cho vay: Hồ sơ vay vốn trước khi trình lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý, điều hành của giám đốc, khả năng trả nợ vay, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án...Tuy nhiên, khả năng của một người là có hạn. Chính vì thế ngân hàng cần phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một vài lĩnh vực nhất định nhằm tạo tính chuyên môn hoá trong công tác thẩm định. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần quan tâm theo dõi thông tin, diễn biến tình hình kinh tế, chính trị trong nước và nước ngoài, bám sát các cơ chế về tín dụng và những vãn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của nhà nước để đưa ra những giải pháp phù hợp. Làm được điều này chắc chắn hiệu quả công tác thẩm định sẽ được nâng lên rất nhiều trong thời gian tới.

+ Tăng cường kiểm soát nội dung từng khâu trong quy trình tín dụng, phân định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng có liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

+ Thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Biện pháp này nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra bình thường và liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nước và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w