Doanhsố chovay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

4.2.1.2. Doanhsố chovay theo mục đích sử dụng

Nếu xét về mục đích sử dụng các nguồn vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay, ta có thể phân thành 3 loại: Mục đích kinh doanh, mục đích tiêu dùng và chăn nuôi trồng trọt.

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH sử DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Kiên Long cần Thơ)

Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay các nhóm mục tiêu đều có sự tăng lên qua các năm do ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay nhưng tùy vào tình hình kinh tế trong nước cũng như mục tiêu phát triển của ngân hàng mà tốc độ tăng trưởng này nhanh chậm khác nhau. Cụ thể, doanh số cho vay theo mục đích kinh doanh tăng chậm từ 12.763 triệu đồng năm 2007 lên 26.911 triệu năm 2008 và 85.298 triệu năm 2009, còn doanh số cho vay để chăn nuôi thì có sự tăng trưởng khá hơn (năm 2008 tăng hơn năm trước 23.356 triệu đồng và năm 2009 tăng hơn 300% năm 2008, đạt doanh số là 71.300 triệu) nhưng tăng nhanh nhất phải kể đến là doanh số cho vay tiêu dùng: từ 14.474 triệu đồng năm 2007 lên 104.844

46

năm kế tiếp và 280.829 triệu năm 2009. Đây quả là một sụ tăng trưởng ấn tượng.

Biểu đồ 3: DOANH số CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH sử DỤNG

□ Doanh số cho \ay ■ Kinh doanh □ Tiêu dùng □ Chăn nuôi- TT

Biểu đồ 4: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO M ục ĐÍCHSử DỤNG Sử DỤNG 100 % 90% 80% 70% 60% ? 50% 40 % 30 %

□ Tỷ trọng DSCV Kinh doanh (%) ■ Tỷ trọng DSCV Tiêu dùng (%) □ Tỷ trọng DSCV Chăn nuôi - TT(%)

2007 2008

2009 NĂM

Do doanh số cho vay các nhóm mục tiêu có sự biến động qua các năm nên tỷ họng của chúng trong tổng doanh số cho vay cũng có sự biến đổi. Sự biến động này được thể hiện rất rõ nét qua bảng số liệu trên.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009 - 2008 Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ GĐ 21.347 128.800 351.692 107.453 600 222.892 273 Doanh nghiệp 10.325 26.755 85.736 16.430 259 60.982 328 Tỷ trọng DSCV cá nhân, hộ GĐ (%) 67,4 82,8 80,4 15,4 123 (2,4) 97 Tỷ trọng DSCV các doanh nghiệp (%) 32,6 17,2 19,6 (15,4) 53 2,4 114

Vậy đâu là nguyên nhân của sự biến động trên? Nhu tất cả chúng ta đều biết, từ năm 2008 lạm phát trong nuớc tăng cao vuợt mức 20%, để có thể thu hút khách hàng đến gửi tiền ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất có thể là 19% ( chua tính đến các khoản chi phí khuyến mại, dự trữ bắt buộc mà ngân hàng phải trích lập theo quy định) trong khi đó lãi suất cho vay lại bị giới hạn bởi lãi suất trần của ngân hàng nhà nuớc là 21%. Nhung con số 21% này cũng là quá cao đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc chỉ sản xuất cầm chừng để tránh bị thua lỗ. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh cần Thơ cũng đã kịp thời có sụ điều chỉnh về phuơng huớng hoạt động trong thời gian tới: Đẩy mạnh cho vay các khoản vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Và đối tuợng khách hàng mà ngân hàng nhắm đến là cá nhân, hộ gia đình với mục đích vay vốn để tiêu dùng và trồng trọt - chăn nuôi. Có hai lý do để ngân hàng đua ra quyết định này: Một là, với những khách hàng này ngân hàng có thể thỏa thuận mức lãi suất cho vay chứ không bị ràng buộc bởi quy định về trần lãi suất; Hai là, năm 2008 cũng là năm mà giá gạo xuất khẩu của nuớc ta tăng rất cao do khủng hoảng luơng thục thế giới, nhiều lúc lên đến 1.100 USD/tấn, hầu hết nông dân đều có lãi trên 40% nhu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bước sang năm 2009, đồng hành cùng Chính phủ trong các gói kích thích kinh tế với mục tiêu hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiêp, người nông dân mở rộng đầu tư sản xuất, chống suy thoái kinh tế, Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh càn

Thơ đã mở rộng cho vay đối với các đối tượng này. Nhưng do đây là việc làm chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam nên ngân hàng và doanh nghiệp phải vừa làm vừa chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Chính vì thế nên doanh số cho vay kinh doanh và chăn nuôi - trồng trọt mặc dù có tăng hơn năm trước nhưng hầu như không đáng kể.

4.2.1.3. Doanh sổ cho vay theo đối tượng:

Là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển vào loại nhanh nhất hiện nay ở Việt Nam thế nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh cần Thơ cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Sự tăng trưởng này được thể hiện rõ nét qua bảng doanh số cho vay theo đối tượng dưới đây.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Kiên Long cần Thơ)

Nhìn vào bảng số liệu bên trên ta thấy, trong năm 2007 ngân hàng đã cho vay tổng cộng 31.672 triệu đồng, trong đó các doanh nghiệp vay 10.325 triệu, còn lại 21.347 triệu là của các cá nhân và hộ gia đình. Qua năm 2008, số tiền mà cá nhân và hộ gia đình đuợc vay là 128.800 triệu tăng gấp 6 làn mức vay năm truớc trong khi các doanh nghiệp chỉ đuợc vay 26.755 triệu, tăng hơn năm truớc đó 16.430 triệu hay 260%. Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2008 lạm phát trong nuớc tăng lên rất cao ( hơn 20%) dẫn đến việc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động đầu vào lên mức cao nhất để thu hút khách hàng đến gửi tiền, nhiều lúc lãi suất huy động này đạt đến mức hơn 19%. Trong khi đó lãi suất cho vay ra lại bị giới hạn bởi lãi suất cơ bản là 21%, nếu cho vay ngân hàng sẽ bị lỗ. Để tránh nguồn vốn huy động bị ứ động ngân hàng đã đẩy mạnh việc tìm kiếm, thu hút và cho vay khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Có hai lý do để ngân hàng đua ra quyết định này: Một là, khi cho vay các đối tuợng này ngân hàng có thể thoả thuận mức lãi suất với khách hàng mà không bị ràng buộc bởi lãi suất cơ bản. Hai là, thời gian vay của các khách hàng này thuờng là ngắn hạn, phù họp với tình hình huy động vốn cũng nhu mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra ngay từ đầu năm.

Buớc sang năm 2009, do ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức của ngân hàng nhà nuớc năm 2008 đã làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Để ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành các gói kích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD với hình thức là hỗ trợ 4% lãi suất vay

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009-2008 Số tiền % Số tiền % Doanh sổ thu nợ 3.153 94.242 275.041 91.089 2989 180.799 292 Ngắn hạn 3.090 87.471 249.513 84.381 2831 162.042 285 Trung và dài hạn 63 6.771 25.528 6.708 107 18.757 377 Tỷ trọng DSTN ngắn hạn (%) 98,0 92,8 90,7 (5,2) 95 (2,1) 98 Tỷ trọng DSTN trung và hạn (%) 2,0 7,2 9,3 5,2 360 2,1 129

ngân hàng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất. Với vai trò là một trung gian tài chính và cũng nhằm góp sức cùng Chính phủ trong việc ổn định kinh tế trong nước, ngân hàng Kiên Long cần Thơ đã đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên do đây là việc làm chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp còn bở ngỡ, vừa làm vừa chờ sự chỉ đạo của Chính phủ và cũng vì gói kích cầu này là quá nhỏ bé so với các gói kích cầu của Chính phủ các nước nên doanh số cho vay đối tượng này tuy có tăng hơn năm trước 60.982 triệu đồng, đạt 85.736 triệu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ (19,6%) trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Biểu đồ 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG

NẰM

□ Doanh số cho vay ■ Cá nhân, hộ GĐ □ Doanh nghiệp

Biểu đồ 6: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG

□ Tỷ trọng DSCV cá nhân, hộ GĐ (%) ■ Tỷ trọng DSCV các doanh nghiệp (%)

4.1.2. Phân tích doanh số thu nơ

4.1.2.1. Doanh sổ thu nợ theo thời hạn:

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Kiên Long cần Thơ)

Doanh số thu nợ của ngân hàng cũng có sự tăng truởng đều đặn qua các năm. Trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng khá chậm (năm 2008 tăng 6.708 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng hơn 18.757 triệu đồng so với năm 2008, đạt 25.528 triệu) thì doanh số thu nợ ngắn hạn lại có sự tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn là 87.471 triệu đồng, tăng hơn năm trước 84.381 triệu đồng và năm 2009 lại tăng hơn năm 2008 là 162.042 triệu đồng, đạt 249.513 triệu. Sự tăng trưởng mạnh của doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm chủ yếu là do trong năm 2008 lạm phát trong nước tăng cao và năm 2009 thì nền kinh tế lại rơi vào sự trì trệ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên ngân hàng chủ yếu cho khách hàng vay các khoản ngắn hạn với thời gian thu hồi nhanh nhằm hạn chế rủi ro.

Khi xét về cơ cấu của doanh số thu nợ thì ta lại thấy hoàn toàn trái ngược lại: Tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm có sự sụt giảm từ 98% năm 2007 xuống 92,8% năm 2008 và 90,7% năm 2009. Tính ra trong ba năm tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn đã giảm đi 7,3% trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng lên đúng bằng con số đấy. Nguyên nhân chính của việc này là do trong năm 2007 hầu như các khoản nợ cho vay trung và dài hạn đều chưa đến hạn thu hồi do ngân hàng chỉ mới bắt đầu cho vay từ tháng 11. Cho đến

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008-2007 2009 - 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 3.153 94.242 275.041 91.089 2989 180.799 292 Kinh doanh 88 3.204 29.154 3.116 3641 25.950 910 Tiêu dùng 2.635 75.299 196.104 72.664 2858 120.805 260 Chăn nuôi - TT 430 15.739 49.783 15.309 3660 34.044 316 Tỷ trọng DSTN kinh doanh (%) 2,8 3,4 10,6 0,6 121 7,2 312 Tỷ trọng DSTN tiêu dùng (%) 83,6 79,9 71,3 (3,7) 96 (8,6) 89 Tỷ trọng DSTN chăn nuôi - TT (%) 13,6 16,7 18,1 3,1 123 1,4 108

năm 2008 và 2009, phần lớn các khoản cho vay trung và dài hạn năm 2007 đã đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ các khoản vay trung và dài hạn đã có sự tăng trưởng hơn trước.

Biểu đồ 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

Biểu đồ 8: TỶ TRỌNG DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

100% 90% 80% 70% 60% £ 50% NĂM

4.I.2.2. Doanh sổ thu nợ theo mục đích sử dụng

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH sử DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Kiên Long cần Thơ)

+ Kinh doanh: Doanh số thu nợ đối với ngành này có tốc độ tăng truởng rất cao qua 3 năm. Cụ thể, nếu nhu năm 2007 ngân hàng chỉ thu đuợc có 88 trriệu đồng từ hoạt động cho vay khách hàng với mục đích kinh doanh, thì sang năm 2008 ngân hàng đã thu đuợc 3.204 triệu, gấp 3641% năm truớc đó và đạt mức 29.154 triệu năm 2009.

Nhưng nếu như xét về tỷ trọng của nó trong cơ cấu doanh số thu nợ thì nó lại chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Nguyên nhân là do các món vay với mục đích kinh doanh thường là khá dài, thuộc nhóm trung và dài hạn là chủ yếu (mặc dù thỉnh thoảng các doanh nghiệp cũng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt) trong khi đó năm 2007 ngân hàng chỉ hoạt động có 2 tháng nên đa phần có món nợ này chỉ mới được giải ngân. Đến cuối năm 2008 thì đã có một vài món vay trung hạn năm trước đã đến thời gian thu hồi nên doanh số thu nợ có tăng nhưng không nhiều. Tương tự như vậy nhưng năm 2009 lại có nhiều món nợ đáo hạn hơn năm 2008 nên doanh số thu nợ kinh doanh nhiều hơn và tỷ họng của nó cũng tăng tương đối cao, chiếm 10,6% tổng doanh số thu nợ.

+ Tiêu dùng : Do tiêu dùng là các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, phù hợp với mục tiêu quản trị rủi ro của Ban giám đốc nên đây là khoản mục được cho vay nhiều nhất và do đó cíing là nguồn thu nợ lớn nhất của ngân hàng. Những số liệu trong bảng phân tích đã cho ta thấy rõ điều đó: Năm 2007 ngân hàng thu được 2.635 triệu đồng từ hoạt động cho vay kinh doanh, chiếm 83,6% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2008, con số này tăng lên thêm 72.664 triệu, đạt 75.299 triệu đồng nhưng tỷ trọng của nó giảm xuống chỉ còn 79,9%. Tương tự, sang năm 2009 mặc dù doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay tiêu dùng có tăng lên con số 196.104 triệu nhưng nó chỉ còn chiếm 71,3% tổng doanh số thu nợ. Lý do chính của sự sụt giảm này là do doanh số thu nợ từ các nguồn khác, chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động cho vay kinh doanh từ năm trước tăng mạnh do đã đến hạn thu hồi.

+ Chăn nuôi - Trồng trọt: Hoạt động chăn nuôi trong những năm qua tuy gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh lan truyền trên diện rộng, thời tiết diễn biến thất thường, hạn hán kéo dài và khốc liệt hơn mọi năm do ảnh hưởng của Elnino, giá nguyên liệu đầu vào và giá phân bón nhập khẩu từ nước ngoài tăng nhưng đồng thời cũng có nhiều điều kiện thuận lợi do giá xuất khẩu nông sản tăng, đặc biệt là giá gạo nhiều lúc đã tăng lên đến 1.100 USD/tấn, nhiều nông dân vì thế có lãi trên 40% và đó cũng là lý do chính dẫn đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng đối với hoạt động này có mức tăng trưởng rất tốt. Cụ thể, năm 2008 ngân hàng đã thu được 15.739 triệu đồng, tăng 15.309 triệu so với năm 2007 và năm 2009 lại tăng hơn 34.044 triệu đồng so với năm 2008, đạt con số 49.783 triệu, tốc độ tăng là 316 % so với năm trước đó.

Mặc dù doanh số thu nợ hoạt động chăn nuôi trồng trọt có mức tăng trưởng cao như thế nhưng tỷ trọng của nó lại khá thấp trong cơ cấu doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ từ hoạt động này chiếm 13,6% tổng doanh số, năm 2008 là 16,7% và năm 2009 tăng thêm chút ít, đạt 18,2%. Sở dĩ tỷ trọng của doanh số thu nợ hoạt động chăn nuôi trồng trọt chiếm khá thấp là do đây không phải là lĩnh vực cho vay chủ yếu của ngân hàng. Như ta thấy năm 2007 ngân hàng chủ yếu ưu tiên cho các khoản vay trong lĩnh vực kinh doanh và tiêu dùng. Đến năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát và sau đó là khủng hoảng kinh tế năm 2009 nên doanh số cho vay kinh doanh giảm đi rõ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 - 2007 2009-2008 Số tiền % Số tiền % Doanh sổ thu nợ 3.153 94.242 275.041 91.089 2989 180.799 292 Cá nhân, hộ GĐ 2.954 82.179 234.885 79.225 2782 152.706 286 Doanh nghiệp 199 12.063 40.156 11.864 6061 28.093 330 Tỷ trọng DSTN cá nhân, hộ GĐ (%) 93,7 87,2 85,4 (6,5) 93 (1,8) 98 Tỷ trọng DSTN các doanh nghiệp (%) 6,3 12,8 14,6 6,5 203 1,8 114

rệt thay vào đó là tiêu dùng và chăn nuôi trồng trọt nhưng tiêu dùng vẫn là khoản vay được ưu tiên hơn.

Biểu đồ 9: DOANH số THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH sử DỤNG

2007 2008 2009

NĂM

Biểu đồ 10: TỶ TRỌNG DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCHSử DỤNG Sử DỤNG

NĂM

4.I.2.3. Doanh số thu nợ theo đổi tượng

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Kiên Long cần Thơ)

+ Doanh nghiệp: Doanh nghiệp thường vay vốn với mục đích mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất nên thời gian vay vốn dài (trung và dài hạn là chủ yếu), thời gian thu hồi vốn chậm, do đó doanh số thu nợ từ đối tượng khách hàng này thường khá thấp ở những năm đầu thành lập và tăng dần vào các năm sau đó. Số liệu từ bảng báo cáo đã cho thấy rõ điều đó: Nếu như ữong năm 2007 ngân hàng chỉ thu được 199 triệu đồng từ việc cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp thì sang năm 2008 con số này đã tăng gấp 6061%, đạt 12.063 triệu đồng và tiếp tục tăng lên đến 40.156 vào năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy nên tỷ trọng doanh số thu nợ từ khách hàng doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể: 6,3% năm 2007 lên 12,8% năm 2008 và 14,6% năm 2009. Doanh số thu nợ tăng cho thấy những nổ lực rất lớn của ngân hàng trong việc

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w