CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘN G3 NĂM QUA CỦA KIÊN LONG CẦN
3.3.1. Phân tích kết quả HĐKD của Kiên Long cần Thơ
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG KIÊN LONG - CHI NHÁNH CẦN THO
ĐVT: Triệu đồng
---t---'y---1---1---1---^ 1 ---
( Nguôn: Phòng Kê toán- Ngân quỹ Ngân hàng Kiên Long Cân Thơ)
Kết quả hoạt động của một doanh nghiệp được thể hiện hầu hết qua các chỉ tiêu trong bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp công bố hàng năm. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư, các nhà quản trị đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời.
Nhìn một cách tổng quát vào Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh cần Thơ dưới đây ta thấy: Hầu hết các chỉ tiêu (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) đều có sự biến động lớn qua các năm. Ngoại trừ năm 2007 Ngân hàng bị lỗ 52,4 triệu đồng còn lại 2 năm 2008 và 2009 Ngân hàng đều kinh doanh có lãi với lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
■ Tổng doanh thu: Mặc dù nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng nhanh qua các năm. Cụ thể, doanh thu năm 2008 đã tăng hơn 13 tỷ đồng so với năm 2007, theo đà đó năm 2009 doanh thu đã tăng gần 14 tỷ đồng so với năm 2008. Đạt được
thành tựu trên là kết quả của sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, sự phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng trong việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, mở rộng địa bàn hoạt động và các loại hình dịch vụ; sự đổi mới trong phong cách phục vụ, đa dạng hóa các hình thức tiếp thị, khuyến mại nhằm thu hút khách hàng; sự tích cực trong công tác huy động vốn cíing như thu hồi nợ.
Nhìn vào cơ cấu doanh thu của ngân hàng ta thấy: Doanh thu từ hoạt động cho vay chính là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Nếu như doanh thu từ hoạt động này chỉ là 309,1 triệu do ngân hàng chỉ mới đi vào hoạt động vài tháng thì đến năm sau (2008) con số này đã là 13,4 tỷ đồng, năm 2009 lên đến 27,261 tỷ. Điều này cho thấy sự nổ lực rất lớn của ngân hàng trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình.
Phân tích kỹ hơn cơ cấu doanh thu ta thấy: Mặc dù doanh thu từ hoạt động cho vay có sự tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng của nó lại có sự sụt giảm qua các năm: Năm 2007 tỷ trọng từ hoạt động này chiếm 99,78% tổng doanh thu của ngân hàng, năm 2008 giảm xuống còn 99,43%, năm 2009 là 98,97%. Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2007 nền kinh tế nước ta có nhiều biến động (Giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng mạnh, giá xăng dầu tăng, giá cả các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng, giá vàng và ngoại tệ liên tục biến động, dịch cúm gia cầm, thiên tai) cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho các thành phàn kinh tế gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc kinh doanh của ngân hàng. Thế nhưng nguyên nhân sâu xa của điều này là do ngân hàng đang chủ động cơ cấu lại doanh thu hoạt động của mình: Giảm dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay, tăng tỷ trọng doanh thu từ việc phát triển các dịch vụ liên quan như dịch vụ chuyển tiền, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, dịch vụ chi trả kiều hối....Đây là một hướng đi đúng nhằm từng bước hiện đại hoá ngân hàng theo xu hướng quốc tế. Tuy nhiên tốc độ cơ cấu lại doanh thu của ngân hàng còn khá chậm. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn.
■ Tổng chi phí: Ngoài doanh thu, chi phí cũng là một khoản mục rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
thường tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng đều đặn qua các năm: nếu nhu năm 2007 chi phí là 361,6 triệu đồng thì sang năm 2008 nó là 12,4 tỷ đồng, đến năm 2009 đã lên tới 25,4 tỷ đồng, tăng hơn năm 2008 đến hơn 13 tỷ. Chi phí tăng cao có thể được giải thích bởi những lý do như: Ngân hàng đang đầu tư mở rộng địa bàn hoạt động; do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền nên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên đến mức cao nhất có thể cộng với các chương trình khuyến mại hấp dẫn; giá xăng dầu tăng cao dẫn đến chi phí đi công tác của nhân viên tăng... Nếu chỉ nhìn vào con số cụ thể trong bảng báo cáo ai cũng có thể biết được rằng mặc dù chi phí có tăng nhanh qua các năm nhưng vẫn thấp hơn doanh thu, tức là ngân hàng vẫn đang hoạt động rất có hiệu quả. Nhưng nếu xét về con số tương đối ta lại thấy một điều ngược lại: tốc độ tăng của chi phí đã cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu trong năm qua ( 205% so với 203%). Mặc dù hiện tại chi phí hoạt động vẫn nằm trong tàm kiểm soát nhưng điều này cũng rất cần sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng nhằm hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết.
■ Lọi nhuận: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, mức độ an toàn, khả năng phát triển trong tương lai của một doanh nghiệp.
Theo số liệu trong bảng báo cáo ta thấy ngoại trừ năm 2007 ngân hàng bị lỗ 52,4 triệu đồng (do phải đầu tư cơ sở vật chất, chi phí quảng cáo, tiếp thị.... để đưa ngân hàng đi vào hoạt động) thì 2 năm sau đó ngân hàng đều hoạt động có lãi: Năm 2008 ngân hàng lãi 1.002 triệu đồng, đến năm 2009 lợi nhuận đã tăng 185% lên đến 1.857 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu rất tích cực đặc biệt là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Kiên Long cần Thơ qua 3 năm tăng trưởng khá tốt, cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng. Và để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, quản lý tốt chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ đi kèm đầu tư cơ sở vật chất
cho ngân hàng thật tốt, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng vì chính họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác
3.3.2. Thuân loi và khó khăn trong hoat đông tín dung của Kiên Long cần Thơ
3.3.2.1. Thuân ân lơi • •
Những yếu tố phát sinh từ môi trường bên ngoài:
- Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, điều này đã giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng Kiên Long nói riêng có thể tận dụng được kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển cao, mở rộng cơ hội trao đổi, hợp tác, tranh thủ vốn, công nghệ từ các ngân hàng nước ngoài, qua đó nâng cao được uy tín và vị thế của ngân hàng ở trong nước và dần tiến ra sân chơi toàn cầu.
- Thu nhập bình quân đầu người của thành phố cần Thơ đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua, đạt hơn 1500 USD trong năm 2009, kéo theo đó nhu cầu về ăn mặc, giải trí, học tập, du lịch.. ..cíing tăng theo. Đây là yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể phát triển mạnh các dịch vụ của mình.
- Sự đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ cho thành phố cần Thơ nhằm sớm đưa thành phố trở thành đô 1, là trung tâm văn hoá, chính trị không chỉ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà của cả nước vào năm 2010. Điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng Kiên Long đầu tư làm ăn.
Những yếu tố phát sinh từ nội tại ngân hàng:
- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện và xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cán bộ ngân hàng thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường.
3.3.2.2. Khó khăn
Những yếu tố phát sinh từ môi trường bên ngoài:
- Áp lực tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước là thách thức không nhỏ. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn điều lệ áp dụng cho các NHTM cổ phần đến cuối năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Mặc dù vốn điều lệ của ngân hàng hiện nay đã đạt 2.000 tỷ đồng nhưng để hoàn thành chỉ tiêu 3.000 tỷ nhu từ nay đến cuối năm cũng cần sự nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng Kiên Long.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến Việt Nam gây ra những xáo trộn nhất định đối với nền kinh tế: nhiều doanh nghiệp tạm dừng sản xuất hoặc chỉ sản xuất cầm chừng; các cá nhân, hộ gia đình thì tiết kiệm chi tiêu... Từ đó công tác huy động vốn và cho vay của ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn.
- Áp lực cạnh tranh tìm kiếm khách hàng cũng là một bài toán khó đối với Kiên Long càn Thơ. Hiện tại trên địa bàn thành phố đã có quá nhiều chi nhánh của các ngân hàng nhu ACB, SCB, Agribank, Vietcombank, Gia Định, Tiên Phong, ABBank... đang hoạt động. Thực tế này xuất phát từ việc Ngân hàng nhà nước đã cho phép thành lập quá nhiều ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua.
- Việc đặt ra “ lãi suất trần” của ngân hàng nhà nước nhằm chấm dứt tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cũng đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng Kiên Long cần Thơ. Theo thông thường những ngân hàng nhỏ hơn phải có mức lãi suất cao hơn các ngân hàng khác để có thể thu hút tiền gửi của khách hàng.
- Hệ thống thông tin của ngân hàng còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống thông tin quản lý. Khả năng tiếp cận với các luồng thông tin của ngân hàng còn hạn chế, công tác thẩm định dự án, cập nhật thông tin về khách hàng, đánh giá và dự báo nhu cầu của khách hàng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
- Đội ngũ cán bộ cũng còn nhiều hạn chế về chuyên môn, trình độ, kiến thức về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường mở cửa hội nhấp kinh tế quốc tế.
- Công tác marketing của ngân hàng vẫn chưa được chú trọng đúng mức từ đó dẫn đến việc khách hàng thiếu hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả, nhanh chóng.
- Dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn, chủ yếu vẫn là các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng trong công nghệ tin học như máy rút tiền tự động (ATM), Internet banking, Home banking, Mobile banking.. ..vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Điều này đòi hỏi ngân hàng càn phải có sự đầu tư mạnh hơn nữa trong công nghệ để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác.
- Năng lực tài chính của ngân hàng còn yếu kém, sức cạnh tranh yếu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế nhưng nói chung nguồn vốn của ngân hàng còn nhỏ bé so với nhiều ngân hàng khác. Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
về phương hướng hoạt động năm 2010, Ngân hàng Kiên Long sẽ tăng vốn điều lệ tối thiếu lên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quá trình hội nhập và trở thành Ngân hàng đa năng hiện đại, vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong giai đoạn mới. Thực hiện hoàn thành dự án Core Banking System làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Đa dang hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (SMS banking, Mobile banking, Internet banking, Online tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm, ...), xây dựng cơ sở mới phù họp để phát triển các loại dịch vụ ngân hàng. Dự kiến trong năm tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 25%, lợi nhuận đạt con số 3 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm 90% tổng doanh thu.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008-2007 2009 - 2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 31.672 155.556 437.429 123.883 491 281.873 281
Ngắn hạn 16.450 129.053 361.900 112.603 785 232.864 280 Trung và dài hạn 15.222 26.502 75.528 11.320 174 49.026 285 Tỷ trọng DSCV ngắn hạn (%) 51,9 83,0 82,7 31,1 160 (0,3) 99,6 Tỷ trọng DSCV trung và dài hạn(%) 48,1 17,0 17,3 (31,1) 35 0,3 102 Chương 4
PHÂN TÍCH THựC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI KIÊN LONG CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH HOAT ĐÔNG CHO VAY
• •
+ Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng khá qua các năm. Cụ thể, năm 2007 mặc dù chỉ hoạt động trong hai tháng nhưng doanh số cho vay đã đạt 31.672 triệu đồng, năm 2008 tăng thêm 123.883 triệu, đạt 155.556 triệu. Đen năm 2009, mặc dù nền kinh tế đối mặc với nhiều khó khăn nhưng doanh số cho vay vẫn tăng 281.873 triệu so với năm trước, đạt 437.429 triệu đồng. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã nổ lực phát triển nhanh mạng lưới chi nhánh và chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình tín dụng cộng với chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ đã phát huy tác dụng.
+ Doanh số thu nợ:
Năm 2007 doanh số thu nợ của ngân hàng là 3.153 triệu đồng , chỉ bằng 10% doanh số cho vay. Điều này không có gì lạ bởi vì trong năm 2007 ngân hàng chỉ mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11. Chính vì thế mà hầu hết các khoản nợ của ngân hàng đều chưa đến hạn thu hồi. Bước sang năm 2008, doanh số thu nợ tăng hơn năm trước rất nhiều, đạt con số 94.242 triệu và chiếm 60,6% doanh số cho vay. Đến năm 2009, doanh số thu nợ đã đạt 62,9% doanh số cho vay. Sở dĩ có được thành tích như vậy là do ngân hàng đã rất cẩn thận trong công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp dẫn đến nợ quá hạn.
+ Dư nợ:
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá uy tín và quy mô cả