KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 63)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ngay từ khi mới thành lập như lạm phát tăng cao trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 nhưng với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc nên ngân hàng Kiên Long chi nhánh cần Thơ đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận:

+ Trong công tác huy động vốn: Nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho công tác cho vay của ngân hàng.

+ về công tác cho vay: Doanh số cho vay sau ba năm hoạt động đã tăng gấp 10 lần, hệ số thu nợ tương đối cao, vốn tín dụng quay khá nhanh, rủi ro tín dụng được kiểm soát chặt chẽ.

Trong thời gian tới ngân hàng cần chú ý những vấn đề sau:

- Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động tín dụng bởi lẽ tuy khủng hoảng kinh tế thế giới đã qua thời kỳ tồi tệ nhất nhưng lạm phát lại đang có xu hướng quay trở lại sau hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ. Ngoài ra để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đến với mình.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để thích ứng tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, khoa học trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Ngân hàng nên có chính sách lãi suất cho vay linh hoạt và phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

- Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển của thành phố.

- Kiên quyết xử lý thu hồi nợ xấu; tăng cường khâu thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán, nhằm khắc phục những sai sót để đảm bảo đầu tư có chất lượng và hiệu quả, để tiến tới mục tiêu lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị vói Hội sở

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các chi nhánh.

- Trao quyền quyết định nhiều hơn cho giám đốc chi nhánh nhằm tăng tính chủ động của ngân hàng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Hỗ trợ các chi nhánh trong việc đào tạo cán bộ chất lượng cao, tận tâm với công việc.

- Trang bị các máy móc thiết bị, công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay trong toàn hệ thống

6.2.2. Kiến nghị đối vói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chất lượng đối với toàn ngành Ngân hàng Việt Nam.

6.2.3. Kiến nghị đối vói chính quyền các cấp

- Nhà nước càn tiếp tục chủ trương nhất quán phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đi đôi với việc đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước.

- Đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và họp lý để phát huy những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, hiệu quả, minh bạch và đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.

- Chính phủ nên quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp có vốn trả nợ cho ngân hàng, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giúp ngân hàng xử lý, thu hồi những khoản nợ khó đòi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

fè»lũũ!«ổ^

1/ PGS. TS Phan Thị Cúc, “ Dim biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm

chế linh hoạt ”, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

2/ ThS. Thái Văn Đại (2005), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,

Trường Đại học cần Thơ.

3/ ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007), “'Bài giảng quản tri ngân

hàng thưomg mại”, Trường Đại học càn Thơ.

4/ ThS. Trịnh Thanh Huyền ( 2010), “ Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w