Xử lý tài sảnthế chấp của khách hàng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 52 - 59)

Hoạt động kinh doanh của các NHTM là hoạt động mang tính rủi ro, ngoài ngành nghề kinh doanh quy định trong Điều lệ đƣợc pháp luật cho phép thì hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động và cho vay. Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, khách hàng vay vốn vì nhiều lý do không trả đƣợc nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) dẫn đến NHTM phải “gồng mình” vừa bù đắp cho khoản vay mà khách hàng không trả đƣợc theo hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải trả lãi tiền huy động từ tổ chức và ngƣời dân. Do vậy, việc xử lý tài sản thế chấp từ khoản vay của khách hàng là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của NHTM.

Ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay thì các ngân hàng thƣơng mại cần phải có chiến lƣợc cụ thể:

1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay

Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng thì các NHTM cần phải dự báo, phân nhóm khách hàng theo các nhóm từ 1 đến 5.

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đẩy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn dƣới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Căn cứ vào việc phân nhóm này để từ đó các NHTM dự báo, phân tích, lập kế hoạch xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là các nhóm khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4, 5).

1.2.5.2. Xây dựng, hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng

Để việc xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng. Không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản pháp luật quy định vì thực tế diễn giải và quy nạp các vấn đề pháp luật phụ thuộc vào các chính sách, quy trình, mẫu biểu của ngân hàng. Đồng thời, cần nhận thức các công cụ pháp luật đôi khi không theo kịp diễn biến thực tế, ngân hàng nên xác định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm theo đặc thù của từng ngân hàng.

1.2.5.3. Thành lập bộ phận chuyên trách xử lý tài sản bảo đảm

Bộ phận này có chức năng nghiên cứu, dự thảo các quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và TSBĐ nợ vay do NH giao để khai thác, xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất trình NH.

Nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng (bao gồm: nợ có tài sản bảo đảm và không có TSBĐ) và TSBĐ nợ vay (tài sản bảo đảm; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho NH) liên quan đến các khoản nợ của NH để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất.

+ Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật, trình Ban chỉ đạo cơ cấu tài chính NHTM của Chính phủ xem xét, trình Thủ tƣớng Chính phủ cho phép NH đƣợc xử lý.

+ Chủ động bán các TSBĐ nợ cho vay thuộc quyền định đoạt của NH theo giá thị trƣờng (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau:

o Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. o Bán cho Công ty mua, bán nợ của nhà nƣớc.

+ Lập và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại nợ tồn đọng đƣợc NH giao bằng các biện pháp: Giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp theo chỉ đạo của NH.

+ Sử dụng nguồn vốn của Công ty để xử lý TSBĐ nợ vay đƣợc giao quản lý và khai thác bằng các biện pháp thích hợp: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh. Riêng góp vốn, liên doanh bằng tài sản thực hiện theo đề án của Công ty khi đƣợc NH chấp thuận.

+ Mua, bán nợ tồn đọng của các TCTD khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM khác theo quy định của pháp luật.

+ Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, quy phạm pháp luật liên quan trong quá trình tổ chức việc quản lý nợ và khai thác TSBĐ nợ vay.

+ Dự thảo các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quản lý nợ và khai thác TSBĐ nợ tồn đọng đƣợc NH giao, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2.5.4. Tổ chức triển khai và giám sát việc xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ của từng ngân hàng và hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với từng khách hàng để từ đó bộ phận chuyên trách thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.

* Ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm

Về nguyên tắc, khi khách hàng không trả đƣợc nợ vay đến hạn mà không đƣợc cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ) và không còn nguồn

bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vƣớng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí không cần thiết ảnh hƣởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay sức mua yếu, nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trƣờng bất động sản tiếp tục đóng băng. Cho nên, tài sản bảo đảm rất khó bán và thƣờng có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm lúc định giá để cho vay. Hơn nữa, tƣ cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn có các ý kiến khác nhau. Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tƣ cách đại diện đƣợc ủy quyền của chủ sở hữu để bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán/chuyển nhƣợng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền. Ngân hàng là một tổ chức có tƣ cách pháp nhân, nên ngân hàng không thuộc đối tƣợng đƣợc ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, các cơ quan chức năng ở một số địa phƣơng (điển hình là cơ quan công chứng, cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản…) không chấp nhận ngân hàng là ngƣời đƣợc ủy quyền để bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm cho tổ chức/cá nhân khác. Các cơ quan chức năng này cho rằng, ngƣời đƣợc ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm chỉ có thể là cá nhân (ngƣời), không thể là tổ chức. Bởi vì khoản 1 Ðiều 143 Bộ luật Dân sự 2005 quy định "Cá nhân, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho ngƣời khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” và khoản 1 Ðiều 139 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định "Ðại diện là việc một ngƣời (sau đây gọi là ngƣời đại diện) nhân danh và vì lợi ích của ngƣời khác (sau đây gọi là ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Ðại diện theo ủy quyền là đại diện đƣợc xác lập theo sự ủy quyền giữa

ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện(4). Do đó, nội dung ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm, dù đƣợc quy định trong hợp đồng bảo đảm hoặc đƣợc lập thành văn bản riêng, đã không đƣợc một số cơ quan chức năng chấp nhận để thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, ngƣợc với quan điểm nêu trên, một số cơ quan và chuyên gia cho rằng, khái niệm "ngƣời” trong Bộ luật Dân sự cần đƣợc hiểu bao gồm cả pháp nhân và cá nhân. Tiếc thay, quan điểm này lại thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ vì cả Bộ luật Dân sự và các văn bản hƣớng dẫn đều không quy định hoặc có giải thích rõ từ "ngƣời” trong Bộ luật Dân sự. Chính vì thế, mà quy định "Ngƣời xử lý tài sản căn cứ nội dung đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm”(5) rất khó đƣợc thực hiện thống nhất ở tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc.

Ðể tránh khiếu nại/khởi kiện từ phía khách hàng về việc ngân hàng tự bán/ủy quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản bảo đảm, ngân hàng đã phối hợp với bên vay vốn bán tài sản bảo đảm. Hai bên thỏa thuận thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản bảo đảm. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm đƣợc xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản (trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…). Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá thông báo bán đấu giá và mở phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm. Kết quả, có khách hàng tham gia đấu giá trả giá mua tài sản bảo đảm không thấp hơn giá khởi điểm đƣợc công bố. Cho nên, theo quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá phải bán tài sản bảo đảm cho ngƣời mua nêu trên. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền mua tài sản bảo đảm vào tài khoản của tổ chức có chức năng bán đấu giá, khách hàng đã không đƣợc bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm, mặc dù việc bàn giao tài sản bảo đảm

đƣợc lập thành biên bản có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã. Bên bảo đảm không chỉ không chịu ký biên bản bàn giao tài sản bảo đảm, mà còn cố tình không di chuyển đồ đạc, phƣơng tiện làm việc và con ngƣời ra khỏi khuôn viên tài sản bảo đảm. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài và có thể dẫn đến vụ việc đƣợc đƣa ra Tòa án để giải quyết. Qua trƣờng hợp nói trên có thể thấy, quy định của Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về việc Ủy ban nhân dân xã/phƣờng và cơ quan Công an phối hợp, hỗ trợ ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ là chƣa hiệu quả và sát với thực tế. Ðây cũng có thể là lý do mà mới đây, Sở Tƣ pháp Hà Nội ký Công văn số 1192/STP-BTTP ngày 28/5/2013 gửi Công an thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các quận, huyện, thị xã, xã, phƣờng, thị trấn tăng cƣờng phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc bàn giao, thu giữ, bảo vệ và xử lý tài sản bảo đảm.

* Ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ

Trong nhiều trƣờng hợp, việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí. Hơn nữa, một số trƣờng hợp không còn tồn tại nữa hoặc không hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm vì cho rằng, ngân hàng đã đƣợc ủy quyền và đƣợc toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tƣ cách bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm nêu trên, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc.

* Xử lý tài sản bảo để thu nợ thông qua khởi kiện, thi hành án

Trong bối cảnh nền tƣ pháp của Việt Nam hiện nay, thủ tục khởi kiện bên vay/bên bảo đảm ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả nợ thƣờng kéo dài 2 – 3 năm và phát sinh nhiều chi phí. Cho nên, các ngân hàng quan ngại với phƣơng

thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa án. Hầu hết các ngân hàng đều cho rằng, khởi kiện khách hàng ra Tòa án là biện pháp "cực chẳng đã”, không còn sự lựa chọn nào khác để xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ. Thế nhƣng khi nộp đơn khởi kiện bên vay và/bên bảo đảm ra Tòa án, quyền khởi kiện của ngân hàng chƣa chắc đƣợc bảo đảm, ngay cả khi có đƣợc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, việc xử lý tài sản bảo đảm của ngƣời phải thi hành án cũng không dễ dàng.

1.3. Kinh nghiệm xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay ở NHTM khác và bài học cho NHTM Trách nhiệm Hữu hạn một Thành viên Đại Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)