4.2.1 .Hoàn thiện quy trình quản lý nợxấu và cơ chế miễn giảm lãi
4.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nợxấu
Để công tác quản lý nợ xấu đạt hiệu quả, chất lƣợng thì Ngân hàng cần có tổ chức quản lý nợ xấu phù hợp với định hƣớng phát triển tín dụng. Có nhiều hình thức tổ chức quản lý nợ xấu, tuy nhiên để có kết quả cao trong việc quản lý nợ thì cần chuyên môn hóa các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Cụ thể từng cán bộ sẽ thực hiện chuyên về một nhiệm vụ nhƣ: Chuyên phát triển kinh doanh hoặc chuyên về bộ phận theo dõi hoặc chuyên về tố tụng, xử lý nợ. Tuy nhiên, quy định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ trong các khâu. Cơ cấu tổ chức:
- Hội sở có vai trò chính trong việc kiểm soát, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của Khách hàng thông qua các phòng ban chuyên môn. Nguyên tắc là các khoản vay có vấn đề sẽ chuyển toàn bộ về Hội sở và Hội sở có trách nhiệm xử lý thu hồi nợ. Các phòng nhƣ: Phòng giám sát tín dụng, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng tố tụng, Phòng tổng hợp và báo cáo.
+ Phòng giám sát có trách nhiệm chính là theo dõi tình hình trả nợ, hoạt động kinh doanh của Khách hàng.
+ Phòng quản lý nợ có vấn đề thực hiện nhiệm vụ đánh giá và đƣa ra phƣơng án khả thi để xử lý khoản nợ xấu.
+ Phòng tố tụng có chức năng chính là tham gia tố tụng tại các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: Tòa án, Thi hành án và Công An.
+ Phòng tổng hợp và báo cáo với chức năng chính là tổng hợp lại các thông tin khách hàng, thống kê và tập hợp để thành dữ liệu phục vụ công tác kinh doanh và xử lý nợ sau này.
Về nhân sự: Tại các chi nhánh sẽ có các cán bộ chuyên trách của Hội sở làm việc tại các trụ sở chi nhánh.
Tại chi nhánh: Khi có yêu cầu của Hội sở hoặc các khoản nợ xấu phát sinh sẽ chuyển về Hội sở. Chi nhánh có chức năng hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin cho Hội sở thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ.