Nguồn dữ liệu và tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 64)

CHƢƠNG 2 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn dữ liệu và tài liệu

- Tài liệu bên ngoài:

+ Các văn bản pháp luật quy định về xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại các Tổ chức tín dụng (TCTD).

+ Các quy định, yêu cầu về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay của các NHTM.

+ Tài liệu về Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng:

+ Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động hiện tại.

+ Thông tin về chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

- Tài liệu liên quan đến công tác xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các sách đã xuất bản, các luận văn sau đại học đã đƣợc bảo vệ có liên quan đến đề tài luận văn. Trên cơ sở đó, học viên tham khảo xây dựng khung lý luận của luận văn ở chƣơng 1.

- Nghiên cứu các văn bản của Nhà nƣớc liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay, các tài liệu của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng về xử lý tài sản thế chấp,

đồng thời là một số tài liệu về xử lý tài sản thế chấp của một số ngân hàng thƣơng mại khác để làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chƣơng 3: Đánh giá thực trạng và chƣơng 4: Đề xuất giải pháp của luận văn.

- Trực tiếp nghiên cứu cơ sở dữ liệu từ các báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng. Các số liệu thu thập đƣợc từ các tài liệu này đƣợc học viên sử dụng khi phân tích thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng; đồng thời, làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng trong thời gian tới.

2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp:

Nhằm thực hiện luận văn, tác giả thực hiện nghiên cứu các tài liệu cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay, biện pháp xử lý tài sản thế chấp trong các ngân hàng thƣơng mại; các tài liệu và số liệu mô tả hoạt động xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng; từ đó mô tả thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng. Phƣơng pháp này giúp tác giả có thể thực hiện các nội dung nghiên cứu ở chƣơng 1, 3 và 4 của luận văn.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả:

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn, để mô tả địa bàn nghiên cứu, thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng. Bằng phƣơng pháp này, tác giả luận văn có thể mô tả đƣợc thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng, những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả xử lý tài sản thế chấp từ năm 2013 – 2015.

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp:

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn. Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

+ Phân tích thống kê mô tả: Đƣợc áp dụng để phân tích thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng tại chƣơng 3 của luận văn.

+ Phân tích thống kê so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý tài sản thế chấp qua các năm nhằm đánh giá thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng tại chƣơng 3 của luận văn.

2.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ việc lựa chọn lý thuyết nghiên cứu xử lý tài sản thế chấp, từ đó xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thƣơng mại. - Thực trạng và đánh giá xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

+ Các văn bản quy định về việc xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.

+ Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

+ Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤPCỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

ĐẠI DƢƠNG

3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng và hoạt động cung cấp tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng và hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay.

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương

Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng tiền thân là Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đại Dƣơng. Trƣớc đó, trong năm 2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận nguyên tắc và đến năm 2007 cho phép Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hƣng - ngân hàng nông thôn đầu tiên đƣợc chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị. Ngân hàng nông thôn Hải Hƣng (Hải Dƣơng) đƣợc cấp giấy phép thành lập ngày 30/12/1993 với vốn điều lệ là 17,2 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi tên gọi mới của Ngân hàng Hải Hƣng là Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng.

Ngày 25/4/2015, Ngân hàng Nhà nƣớc đã mua toàn bộ (100%) cổ phần của cổ đông hiện hữu tại OceanBank với giá 0 đồng và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng thành Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu với vốn điều lệ 4.000.059.560.000 đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ định Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Đại Dƣơng. Tính đến nay Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng do Nhà nƣớc sở hữu có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Mạng lƣới hoạt động bao gồm 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch.

Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng hiện nay nhƣ sau:

3.1.2. Tình hình cấp tín dụng của Ocean Bank tính đến tháng 12/2015

* Dƣ nợ cấp tín dụng:

Bảng3.1. Dư nợ cấp tín dụng toàn hàng

Đơn vị: Tỷ đồng; %, tỷ giá 21.890

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ocean Bank)

Tính đến thời điểm cuối năm 2015, Tổng dƣ nợ tín dụng đạt 25.196 tỷ đồng, giảm 9.447 tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 27,27% so với cùng kỳ năm trƣớc. So với tháng 11, dƣ nợ giảm 457 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 1,78% phần lớn giảm ở khoản mục đầu tƣ trái phiếu.

Tính đến hết tháng 12/2015, dƣ nợ cấp tín dụng của toàn hàng (gồm cho vay, ủy thác cho vay từ TCKT và đầu tƣ TPDN) chi tiết nhƣ sau:

- Dƣ nợ cho vay: Đạt 20.518 tỷ đồng, giảm 77 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0,37% so với tháng trƣớc.

- Dƣ nợ cho vay từ nguồn ủy thác của TCKT: Đạt 955 tỷ đồng, không thay đổi trong cả năm qua. Toàn bộ số dƣ trên đều là của PVN ủy thác cho các đơn vị thành viên vay vốn.

- Số dƣ trái phiếu doanh nghiệp: đạt 3,723 tỷ đồng giảm 380 tỷ đồng so với tháng trƣớc do tất toán trái phiếu của Cty CP đầu tƣ Mặt Trời Mọc.

* Nợ theo Thông tƣ 02

Nợ tính theo Thông tƣ 02 của NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro có hiệu lực từ 01/06/2014 nhƣ sau:

a) Cho vay;

b) Cho thuê tài chính;

c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác;d) Bao thanh toán;

e) Các khoản cấp tín dụng dƣới hình thức phát hành thẻ tín dụng; f) Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng;

g) Trái phiếu doanh nghiệp chƣa niêm yết (TCKT+TCTD) h) Ủy thác cấp tín dụng;

i) Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng khác;

Bảng 3.2. Tổng dƣ nợ tháng 12/2015 theo TT02

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ocean Bank)

Bảng 3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn tháng 12/2015 theo TT02

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ocean Bank)

Ghi chú: Dƣ nợ quá hạn và Dƣ nợ xấu có bao gồm Nợ chờ xử lý tài khoản 28 và mua nợ tài khoản 37 trên Bảng cân đối tài khoản.

* Phân loại dƣ nợ cho vay

Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại dƣ nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ocean Bank)

Dƣ nợ theo tài sản đảm bảo

Trong tháng này cho vay đảm bảo bằng sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi đạt 214 tỷ đồng, tăng hơn 93 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng trƣớc. Dƣ nợ cho vay đảm bảo bằng BĐS đạt 7.382 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0,84%. Cho vay bằng tài sản khác và cho vay không TSĐB giảm 107 tỷ, tƣơng ứng giảm 0,82%.

Nhìn chung, trong tháng cuối năm 2015 tất cả các kỳ hạn, loại tiền vẫn trên đà giảm sút do hoạt động thu hồi nợ tiếp tục đƣợc đẩy mạnh (trái phiếu Mặt Trời Mọc tấttoán toàn bộ, Cty Gốm Màu Hoàng Hà thu gần hết nợ). Hoạt động

vay mua nhà dự án và mộtmón cho vay KHDN (giải ngân 20 tỷ đồng cho công ty CP Địa ốc Bến Thành, cầm sốbằng hợp đồng tiền gửi).

Tính đến hết 31/12/2015, dƣ nợ quá hạn trên hệ thống là 16.590 tỷ đồng, giảm66,8 tỷ đồng. Dƣ nợ xấu (đã bao gồm 303 tỷ trái phiếu VNS hạch toán tại đầu 28-các khoản nợ chờ xử lý) là 16.405 tỷ đồng, tăng hơn 129 tỷ đồng so với tháng trƣớc do món vay của Cty CP DV Hỗ trợ và Phát triển đầu tƣ (dƣ nợ 180 tỷ) chuyển từ nhóm 2lên nhóm 3.

Đáng chú ý, trong tháng cớ hơn 850 tỷ chuyển từ nhóm 3 lên nhóm 4, điển hìnhmột số trƣờng hợp sau: Cty TNHH PTTM và Đầu tƣ VN (dƣ nợ 473 tỷ đồng), CTy CP Robot Tosy (16 tỷ đồng), Cty Vận tải biển Vinalines (50 tỷ đồng). Số dƣ nợ từnhóm 1 lên các nhóm cao hơn đã giảm hơn so các tháng trƣớc, với hơn 6,5 tỷ đồng chuyển sang quá hạn, trong đó phần lớn là chuyển lên nhóm 2.

Tóm lƣợc lại họat động thu hồi nợ trong năm 2015, Oceanbank đã thu về đƣợcgần 3.940 tỷ đồng nợ có vấn đề (3.586 tỷ gốc và 353 tỷ đồng lãi), và hơn 3.162 tỷ nợxấu. Một số khoản thu lớn đáng chú ý nhƣ: Cty CP ĐTKDTM Thăng Long (Vietsing)471 tỷ đồng, nợ nhóm 5; Cty TNHH Phát triển nhà Sinh Thái 500 tỷ đồng, nợ nhóm 5;Cty CP Đồng Phú Hƣng Bình Thuận 500 tỷ, nợ nhóm 5; Cty TNHH BĐS Phú Mỹ 300tỷ nhóm 5; CT TNHH MTV NL TT điện lực DK VN 167.7 tỷ, nợ nhóm 2; Cty CP giáodục quốc tế 123.3 tỷ, nợ nhóm 2; Cty CP Tài chính và PTDN 137 tỷ, nợ nhóm 4; CtyAn Hoa Nhật Bản 132 tỷ, nợ nhóm 4.

3.2. Phân tích hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng

3.2.1. Kế hoạch xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay

Căn cứ tình hình thực tế của khoản vay (thời gian khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng và các nghĩa vụ khác theo cam kết với ngân hàng…) thì đơn vị quản lý khoản vay phát sinh trực phối hợp với khối Quản lý nợ có vấn đề (quản lý nợ có vấn đề bao gồm Phòng Xử lý nợ và Phòng Quản lý nợ) lập phƣơng án xử lý khoản vay: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng để có báo cáo đánh giá và đề xuất. Trƣờng hợp khách hàng có phƣơng án trả nợ phù hợp (sau khi các đơn vị có liên quan của ngân hàng thẩm định và chấp thuận), đơn vị quản lý khoản vay trình Hội đồng tín dụng phê duyệt cơ cấu khoản nợ cho khách hàng nhƣ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ...

Trƣờng hợp khách hàng không hợp tác, không có kế hoạch trả nợ phù hợp. Khối Quản lý nợ có vấn đề trình Hội đồng xử lý nợ ban hành quyết nghị phê duyệt phƣơng án xử lý khoản vay theo phƣơng án khởi kiện đòi nợ theo hợp đồng tín dụng.

Việc xây dựng kế hoạch xử lý TSTC của khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý thu hồi nợ. Bởi lẽ nếu kế hoạch không phù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả thu hồi nợ không đạt kết quả, kéo dài thời gian thu nợ…

3.2.2. Đánh giá quy trình, công cụ xử lý tài sản bảo đảm của Ocean Bank

Để xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay thì Ocean Bank đã xây dựng và ban hành một loạt các quy định về cách thức quản lý và xử lý nợ có vấn đề và trình tự thực hiện quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề trong hệ thống Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng

- Đối với Nhóm nợ loại 'a"

Khi khoản nợ chậm thanh toán lãi, gốc trong vòng 10 ngày thì:

(i). Đơn vị có trách nhiệm chủ động, cƣơng quyết, trực tiếp dùng các biện pháp đòi nợ trong thời gian 30 gày (kể từ ngày quá hạn) theo cách thức đƣợc hƣớng dẫn nhƣ gặp gỡ mời khách hàng lên làm việc, kiểm tra tài sản bảo đảm, đƣa ra các giải pháp để thu nợ nếu khách hàng không thực hiện theo cam kết.

(ii). Phòng Quản lý nợ (thuộc Khối Thẩm định và Quản lý nợ) có trách nhiệm theo dõi, giám sát thông qua báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý nợ theo định kỳ hoặc đột xuất để báo cáo, phối hợp, đề xuất Hội đồng xử lý nợ chỉ đạo, quản lý, giám sát đối với nhóm nợ này.

(iii). Trong thời hạn 30 ngày, nếu khách hàng thanh toán đầy đủ nợ gốc, nợ lãi, khoản nợ này sẽ đƣợc loại khỏi danh sách Nợ có vấn đề. Nếu sau 30 ngày, khách hàng không trả đƣợc nợ thì sẽ chuyển sang Nhóm Nợ loại "b".

- Đối với Nhóm nợ loại "b"

(i). Khi các khoản nợ thuộc Nhóm nợ loại "a" chuyển sang (sau 30 ngày nhƣng khách hàng vẫn không thanh toán)/ hoặc có các dấu hiệu không thu hồi đƣợc vốn cần phải giám sát đặc biệt. Đơn vị có trách nhiệm phân tích, đánh giá đầy đủ, kịp thời để đƣa ra các giải pháp thu nợ. Đơn vị nghiên cứu các giải pháp theo hƣớng dẫn đã có để áp dụng ví dụ nhƣ: gia hạn nợ, bổ sung TSĐB, chuyển nợ thành vốn góp, bán nợ, bổ sung thêm vốn vay cho khách hàng (cho vay thêm), thỏa thuận bán TSĐB, thu hồi nợ trƣớc hạn...

(ii). Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày chuyển Nhóm nợ loại "b" Đơn vị phải báo cáo cho phòng Quản lý nợ - Khối Thẩm định và quản lý nợ theo mẫu quy định để trình Hội đồng Xử lý nợ và gửi kèm theo hồ sơ (theo yêu cầu của phòng Quản lý nợ).

(iii). Chuyên viên Quản lý nợ sẽ phối hợp với Đơn vị xem xét, thẩm định, phân loại nhóm nợ (áp dụng Nhóm nợ loại "b" hoặc Nhóm nợ loại "c") và có ý kiến đối với phƣơng án của Đơn vị (Đồng ý/ Không đồng ý/ Có ý kiến khác) trình Hội đồng Xử lý nợ xem xét, quyết định.

(iv). Kết quả phê duyệt phƣơng án xử lý nợ sẽ đƣợc phòng Quản lý nợ chuyển cho Đơn vị để thực hiện (Nhóm nợ loại "b"). Nếu kết quả phê duyệt là Nhóm nợ loại "c" thì đồng thời sẽ chuyển cho Đơn vị và phòng Xử lý nợ để cùng phối hợp.

(v). Trƣờng hợp nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ/ hoặc thay đổi so với phƣơng án xử lý nợ đã đƣợc Hội đồng Xử lý nợ phê duyệt, Đơn vị báo cáo và đề xuất giải pháp mới và nêu rõ lý do không thực hiện đƣợc theo phƣơng án đã đƣợc Hội đồng Xử lý nợ phê duyệt. Trình tự phê duyệt phƣơng án xử lý nợ tiếp theo đƣợc thực hiện nhƣ ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)